Kiên trì đẩy mạnh sáng kiến nhằm xóa bỏ bạo lực với phụ nữ

Chia sẻ

Điều tra năm 2019 về bạo lực đối với phụ nữ cho thấy ánh sáng le lói ở cuối đường hầm dài và im lặng, chúng ta phải tiếp tục kiên trì đến cùng để đẩy mạnh những sáng kiến đã thực hiện trong những năm gần đây trong quá trình thay đổi các chuẩn mực xã hội và văn hóa đối với bạo lực với phụ nữ.

Đây là lời phát biểu khai mạc của bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA (Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam) tại Hội thảo tham vấn Đề án Quốc gia về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới, giai đoạn 2021-2025. Hội thảo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UNFPA tổ chức tại Hà Nội vào sáng ngày 9/9/2020.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.

Đây là hội thảo tham vấn cuối cùng được tổ chức tiếp sau ba cuộc họp kỹ thuật diễn ra vào tháng 6 và hội thảo tham vấn được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7/2020 để đánh giá đề án thêm một lần nữa trước khi trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các bài học kinh nghiêm rút ra từ Đề án quốc gia về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, cũng như các phát hiện của Điều tra quốc gia năm 2019 về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam sẽ được xem xét đầy đủ nhằm xây dựng Đề án quốc gia về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới toàn diện và mang lại tác động lớn cho giai đoạn 2021-2025.

Toàn cảnh hội thảoToàn cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh "Điều tra năm 2019 về bạo lực đối với phụ nữ cho thấy ánh sáng le lói ở cuối đường hầm dài và im lặng, chúng ta phải tiếp tục kiên trì đến cùng để đẩy mạnh những sáng kiến đã thực hiện trong những năm gần đây trong quá trình thay đổi các chuẩn mực xã hội và văn hóa đối với bạo lực với phụ nữ. Chúng ta đã có những sáng kiến hay để thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai như những tác nhân thay đổi, và điều này đặc biệt quan trọng, vì Điều tra quốc gia năm 2019 đã cho thấy sự thay đổi đang diễn ra rất rõ ràng, đặc biệt ở thế hệ trẻ. Chúng ta cần thiết lập chuẩn mực mới tại Việt Nam rằng bất cứ hình thức bạo lực nào đối với phụ nữ là không thể chấp nhận được."

CHI MAI

Tin cùng chuyên mục

Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Cháu mới là người có lỗi

Cháu mới là người có lỗi

(PNTĐ) - Vào bữa cơm, bà nội vô tình đánh rơi bát, cơm vương vãi khắp bàn. Minh trước khi đứng lên lấy khăn lau bàn đã kịp trách bà: “Trời ơi, bà làm sao vậy, đổ hết rồi”.
Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.