Sang tên tài sản khi chủ sở hữu tài sản đột ngột qua đời

Chia sẻ

Vừa qua bố tôi mất đột ngột, không kịp để lại di chúc. Lúc còn sống, bố tôi có đứng tên chủ sở hữu 1 chiếc xe ô tô.

Vừa qua bố tôi mất đột ngột, không kịp để lại di chúc. Lúc còn sống, bố tôi có đứng tên chủ sở hữu 1 chiếc xe ô tô. Vậy tôi xin hỏi quý Báo, nếu tôi muốn sang tên đăng ký chiếc xe ô tô của bố tôi thành tên tôi thì thủ tục phải làm như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Văn Toản - Hà Đông, Hà Nội.

Trả lời

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 (Điều 651) do bố bạn mất không để lại di chúc nên chiếc xe ô tô này được xem là di sản thừa kế và được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ Công an về đăng ký xe: “Xe đã đăng ký (đứng tên cả hai vợ chồng hoặc chỉ đứng tên một người) mà người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe đã chết, mất tích (có giấy chứng tử hoặc Tòa án tuyên bố mất tích) nay có nhu cầu sang tên cho vợ hoặc chồng hoặc sang tên, di chuyển cho người khác, nếu không có tranh chấp thì giải quyết đăng ký”.

Sang tên tài sản khi chủ sở hữu tài sản đột ngột qua đời - ảnh 1

Bên cạnh đó khoản 1, 4 Điều 57 Luật Công chứng 2014 quy định:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản".

Như vậy, trong trường hợp bạn muốn sang tên chiếc xe này cho mình thì cần phải nhận được sự đồng ý của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn. Bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn cần phải làm thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại cơ quan công chứng. Những người này sẽ từ chối (hoặc vẫn khai nhận, sau đó tặng cho bạn) quyền thừa kế của mình ở chiếc xe này và đồng ý cho một mình bạn đứng tên.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Sau khi đã làm xong thủ tục về việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau cho việc đăng ký sang tên xe theo Điều 11 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 về đăng ký xe như sau:

1. Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải xuất trình giấy Chứng minh nhân dân (Điều 9 Thông tư này) và nộp hồ sơ gồm:

a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA).

b) Giấy chứng nhận đăng ký xe.

c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA (Văn bản công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế).

d) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA "Biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước (có xác nhận của kho bạc nhà nước đã nhận tiền) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nhiều xe chung một chứng từ lệ phí trước bạ thì mỗi xe đều phải có bản sao có chứng thực theo quy định hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp chứng từ lệ phí trước bạ đó; Xe được miễn lệ phí trước bạ, thì chỉ cần tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (thay cho biên lai hoặc giấy nộp lệ phí trước bạ)

2. Đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 5 số theo quy định) và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới.

Luật sư HỒNG HẢI

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.