Bộ Y tế ban hành "Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục"

Chia sẻ

Trước thực trạng xâm hại tình dục đối với phụ nữa và trẻ em gia tăng, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng trở nên báo động, Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu "hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục".

1.200 trẻ em bị xâm hại tình dục mỗi năm

Xâm hại tình dục (XHTD) đặc biệt với phụ nữ và trẻ em gái đang có chiều hướng gia tăng một cách đáng lo ngại ở Việt Nam. Khảo sát năm 2014 với 2.000 phụ nữ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 87% trong số này đã từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng.

Thủ phạm xâm hại trẻ em là người quen, hàng xómThủ phạm xâm hại trẻ em là người quen, hàng xóm (Ảnh: minh họa) 

Một nghiên cứu tại 30 trường học ở Hà Nội, 31% học sinh nữ cho biết đã từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng và 11% từng bị xâm hại, quấy rối tình dục.

Trong nhóm phụ nữ khuyết tật, cứ 10 người thì 4 người bị XHTD với các hình thức khác nhau. Mỗi năm cả nước có trên 1200 trẻ em báo cáo bị XHTD.

Theo báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao, trong 5 năm từ 2013-2018, tòa tiếp nhận 8254 vụ XHTD trẻ em. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2010 cho thấy gần 58% phụ nữ được phỏng vấn cho biết đã từng bị bạo lực thể xác, tình dục hoặc/và tinh thần bởi chồng hay bạn tình lâu dài; 10% phụ nữ bị bạo lực thể xác hoặc tình dục bởi người khác ngoài chồng từ năm 15 tuổi.

XHTD thường để lại các hệ quả nghiêm trọng trước mắt và lâu dài về sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội, thậm chí là mất đi tính mạng. Do vậy, hệ thống y tế có vai trò quan trọng trong việc giúp giảm thiểu các hệ quả này.

Bên cạnh đó, việc được thăm khám kịp thời và đầy đủ còn giúp tăng khả năng thu thập chứng cứ pháp lý, giúp đem lại công lý cho người bị XHTD và gia đình họ và dự phòng tác hại cho xã hội. Trước thực trạng này, Bộ Y tế vừa có Quyết định số 3133/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu "Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục".

 5 nguyên tắc chăm sóc, hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tinh dục

Theo tài liệu Hướng dẫn, có 5 nguyên tắc chăm sóc, hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại. Đó là: 

1. Chăm sóc y tế cho người bị xâm hại tình dục ưu tiên trước hết vào các vấn đề sức khỏe của người bị hại.

2. Thu thập bằng chứng pháp y là ưu tiên thứ hai trừ trường hợp người bị hại được chuyển đến theo yêu cầu của cơ quan giám định.

3. Bảo mật thông tin: cơ sở y tế và cán bộ y tế liên quan có trách nhiệm đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến vụ việc và cá nhân người bị xâm hại hay gia đình của họ. Chỉ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế mới được chia sẻ thông tin chi tiết về trường hợp bị xâm hại tình dục.

4. Tôn trọng quyền của người bị xâm hại tình dục, các dịch vụ cung cấp dựa trên nhu cầu và sự đồng thuận của người bị xâm hại tình dục hoặc người bảo hộ khi người bị hại chưa đủ 18 tuổi.

5. Việc cung cấp dịch vụ y tế cho người bị xâm hại tình dục được lồng ghép vào dịch vụ hiện có. Bên cạnh các quy định chung về cơ sở vật chất do ngành Y tế quy định, cơ sở y tế khi cung cấp dịch vụ cho người bị xâm hại tình dục cần đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, bảo mật thông tin; môi trường thân thiện, không phán xét, không đổ lỗi.

Bộ Y tế ban hành (Ảnh: minh họa)

Trên cơ sở đó, tài liệu "Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục" của Bộ Y tế đề cập đến việc tiếp nhận, sàng lọc trường hợp nghi bị xâm hại tình dục; hỏi thông tin, thăm khám và xử trí; tư vấn về việc báo cáo trường hợp bị xâm hại tình dục và giám định.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề cập đến vấn đề sáng lọc, chăm sóc y tế cho người bị nghi ngờ xâm hại tình dục.

Theo đó, nhận một trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ, cán bộ y tế cần sàng lọc để phát hiện nạn nhân bị xâm hại tình dục. Nếu người bệnh là nữ, cần bố trí cán bộ y tế nữ cùng tham gia thăm khám hoặc chứng kiến.

- Nếu người bệnh hoảng sợ, kích động hoặc lo lắng, trầm cảm, để bệnh nhân nghỉ đến khi bình tĩnh hơn mới bắt đầu việc hỏi và ghi chép thông tin. Với trường hợp người khuyết tật, bố trí người có khả năng giao tiếp, làm việc với người khuyết tật để giúp hỏi chuyện và thu thập thông tin nếu có điều kiện.

- Cho người bệnh và người nhà biết: mọi thông tin về kết quả khám bệnh sẽ được bảo mật trừ khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng hoặc nạn nhân quyết định sử dụng để trình báo, khiếu kiện.

Với một số nhóm đặc thù nghi bị xâm hại tình dục như trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ cao tuổi, nam giới, người đồng tính, song tính, chuyển giới, tài liệu cũng hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc chung, những lưu ý khi thăm khám, xử trí y tế.

HẠ THI

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.