Nghẹn ngào nước mắt người cha liệt sỹ tại phiên tòa

Chia sẻ

Trình bày tại Tòa hôm nay, 10/9, ông Phạm Công Lâm, bố của liệt sĩ Phạm Công Huy nghẹn ngào nói, ông không thể nhận ra con trai khi đi nhận thi thể của con...

Ngày 10/9, ngày thứ 4, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xử các bị cáo trong vụ án sát hại ba chiến sỹ công an tại xã Đồng Tâm xảy ra vào 9/1/2020. Tại phiên xét xử hôm nay, các luật sư nhắc đến sự nhân văn trong đề nghị chuyển tội danh cho 19 bị cáo và nỗi đau không gì bù đắp được của gia đình, người thân ba chiến sỹ công an đã anh dũng hy sinh trong vụ án tại Đồng Tâm.

Sự nhân văn của pháp luật

Là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ba gia đình bị hại, luật sư Nguyễn Hồng Bách điểm lại việc “Tổ đồng thuận” mượn danh nghĩa để gây rối, chiếm đất, tạo ra nhiều vụ việc mất an ninh trật tự tại địa phương. Do đó, lực lượng công an có kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn.

Một số luật sư khi bào chữa cho các bị cáo đưa ra đề nghị trả hồ sơ. Theo luật sư Bách, nếu trả hồ sơ, tức là vụ án này chưa thể khép lại, các cơ quan tố  tụng phải điều tra lại tội danh giết người của 25 bị cáo. Đại diện VKS đã đề nghị chuyển tội danh cho 19 bị cáo, thể hiện tính nhân văn, khoan hồng của pháp luật khi các bị cáo đã ăn năn hối cải. Luật sư cho rằng, đó cũng chính là mong muốn của các bị cáo. 

29 bị cáo tại Tòa29 bị cáo tại Tòa

Luật sư cho rằng, các bị cáo và gia đình bị cáo chưa có một lời thăm hỏi, một nén nhang trước di ảnh của các chiến sỹ, HĐXX chưa nhận được biên lai nào thể hiện sự khắc phục hậu quả. Chỉ có trong phiên tòa hôm nay, các bị cáo mới nói lời xin lỗi đến gia đình bị hại. “Trong vụ án này, có rất nhiều người đã đồng cảm và chia sẻ với gia đình của các chiến sỹ. Tổ quốc đã ghi nhớ công lao của các anh, đồng đội, đồng chí sẽ mãi nhớ đến các anh đã ngã xuống vì sự bình yên của nhân dân” – Luật sư Bách xúc động nói.

Luật sư bảo vệ cho bị hại không đồng tình với quan điểm trả hồ sơ để điều tra bổ sung của các luật sư bào chữa cho bị cáo và cho rằng, vụ án không nên kéo dài, bởi sẽ tiếp tục kéo dài nỗi đau của gia đình các chiến sỹ.

Luật sư Nguyễn Thị Phương Anh tiếp tục bổ sung thêm một số vấn đề liên quan đến phần thiệt hại của gia đình bị hại. “Trong phiên tòa hôm nay, HĐXX nói, không có bị cáo nào bồi thường cho bị hại. Hành vi đó chưa thực sự ăn năn hối cải. 25 bị cáo truy tố theo cáo trạng của VKS ND TP Hà Nội có sự kết cấu chặt chẽ, phân hóa vai trò, có kế hoạch cụ thể để thực hiện hành vi giết người. Các bị cáo đã chuẩn bị sẵn hung khí nguy hiểm, mục đích tước đoạt sinh mạng nhiều người. Các bị cáo thực hiện hành vi một cách quyết liệt, dã man. Do đó, HĐXX cần xem xét và tuyên phạt bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Doanh, Lê Đình Chức, Nguyễn Quốc Tiến tội “Giết người” và bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại là hoàn toàn đúng người, đúng tội” – Luật sư Phương Anh cho biết.

Các bị cáo tiếp tục xin được giảm án

Tại phiên tòa sáng 10/9, các bị cáo tiếp tục xin được giảm án, đồng thời, gửi lời xin lỗi và chia buồn sâu sắc đến gia đình ba chiến sỹ. Một bị cáo nói: “Bị cáo biết dù giờ có nói gì, hình phạt nghiêm khắc đến đâu trước pháp luật cũng không thể làm nguôi ngoai mất mát của ba gia đình bị hại. BC chỉ xin xem xét các tình tiết trong hồ sơ để sớm được trở về với gia đình, bù đắp lại gia đình bị hại, phần nào giúp làm vơi đi mất mát của gia đình các chiến sỹ”.

Bị cáo Lê Đình Chức cũng quay mặt, cúi đầu, chắp tay xin gia đình bị hại tha thứ.

Bị cáo Lê Đình Chức cúi đầu xin lỗi gia đình các chiến sỹ tại TòaBị cáo Lê Đình Chức cúi đầu xin lỗi gia đình các chiến sỹ tại Tòa

Đối đáp lại các luật sư tại tòa, vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội ghi nhận sự thành khẩn của các bị cáo và sự hợp tác của các luật sư, đồng thời cho rằng, hành vi của các bị cáo là hoàn toàn có căn cứ, lẽ ra cần phải xử lý nghiêm khắc, đúng người đúng tội. Nhưng xét thấy, các bị cáo đã ăn năn hối cải, hiểu biết pháp luật kém, hoàn cảnh gia đình khó khăn… nên VKS đã đề nghị chuyển đổi tội danh từ “Giết người” sang “Chống người thi hành công vụ” là đã vận dụng chính sách nhân đạo, khoan dung của pháp luật.

Đối đáp những quan điểm của một số luật sư bào chữa cho bị cáo về nhiều vấn đề trong quá trình điều tra, diễn biến sự việc,… VKS đưa ra các quan điểm để bác bỏ những đề nghị của các luật sư bào chữa. Do đó, VKS không đồng tình với đè nghị của một số luật sư về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Theo đại diện VKS ND TP Hà Nội, đất đai là thuộc sở hữu quốc phòng, đã có tài liệu xác nhận. Đất này đã nằm trong mốc giới và được các cắm mốc từ năm 1980. Do đó, việc ông Lê Đình Kình tự ý cho mình quyền chia đất là vi phạm pháp luật. “Hành vi của các bị cáo lẽ ra phải được xử thật nghiêm minh. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy tố, chúng tôi xác nhận bị cáo Loan có bố hi sinh tại chiến trường chống Mỹ, nên tại phiên tòa, chúng tôi có áp dụng biện pháp giảm nhẹ cho bị cáo. Nhiều bị cáo khác có gia đình là thân nhân chiến sỹ, bản thân tham gia cách mạng thì đề nghị cung cấp hồ sơ cho HĐXX để được tiếp tục xem xét giảm nhẹ hình phạt” – vị đại diện VKS nói.

Nỗi đau không thể bù đắp của 3 gia đình chiến sỹ

Đồng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 3 gia đình bị hại, luật sư Nguyễn Thị Phương Anh xúc động nhắc lại những giây phút của các chiến sỹ trước ngày hi sinh. Đại tá Nguyễn Huy Thịnh (SN 1972, Phó Trung đoàn trưởng E22 Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động) chỉ kịp ăn vội bát cơm với con rồi đi. Người mẹ già của anh khi nghe tin con hy sinh đã không thể đứng vững.

Đại úy Phạm Công Huy (SN 1992, cán bộ Đội Chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn, Công an TP Hà Nội) hi sinh khi tuổi đời còn quá trẻ, mới kết hôn được 1 năm, con mới được 6 tháng tuổi. Bố anh Huy là bác Phạm Công Lâm không thể quên được cuộc điện thoại cuối cùng của con trai: “Con đi làm nhiệm vụ, bố ở nhà đưa cháu đi khám”.

Thượng úy Dương Đức Hồng Quân (SN 1993, cán bộ của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) hi sinh khi mới 28 tuổi, chưa lập gia đình, cuộc đời còn nhiều hoài bão. Niềm mong mỏi có con dâu của mẹ anh không bao giờ thực hiện được nữa…

Ông Phạm Công Lâm, bố của đại úy Phạm Công Huy đã không giấu được nước mắt. Con trai ông hi sinh khi đang làm nhiệm vụ, đã bị các đối tượng sát hại. Ông đề nghị các bị cáo nên ăn năn hối cải, để nhận được khoan hồng từ pháp luật. “Có tội thì hãy chịu tội, hãy chấp hành đúng quy định của pháp luật, sẽ được hưởng khoan hồng. Tôi và các bị cáo đều là công dân Việt Nam, hãy sống đúng pháp luật. Pháp luật Việt Nam rất nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn, ai phạm tội đến đâu sẽ xử tội đến đấy” – người cha nghẹn ngào nói.

Ông Phạm Công Lâm, bố Đại úy Phạm Công Huy - một trong ba chiến sỹ đã hi sinh tại Đồng TâmÔng Phạm Công Lâm, bố Đại úy Phạm Công Huy - một trong ba chiến sỹ đã hi sinh tại Đồng Tâm

HĐXX xét thấy không cần thiết phải tranh luận thêm tại phiên tòa nên kết thúc phần tranh luận. Chiều nay, các bị cáo sẽ được nói lời sau cùng.

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Xét xử cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng: Nhận tội nhưng không nhận lừa tiền

Bị cáo Đỗ Hữu Ca nhận tội nhưng không nhận lừa tiền

Bị cáo Đỗ Hữu Ca – cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng bị xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước toà, bị cáo thừa nhận cáo trạng mô tả hành vi phạm tội của mình là đúng, phù hợp với kết luận điều tra nhưng khi nói lời sau cùng lại khẳng định không lừa tiền vợ chồng Đước.