Mục tiêu tăng tỷ trọng xuất khẩu ngành chăn nuôi trong xuất khẩu nông sản hàng hóa

Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 15/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự và chỉ đạo hội nghị. Về phía thành phố Hà Nội, có Phó Chủ tịch Thường trực TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu dự hội nghị.

Quang cảnh hội nghịQuang cảnh hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, những bước tiến ngoạn mục trong phát triển chăn nuôi giai đoạn 2018-2020, Việt Nam đã hình thành hệ sinh thái đầy đủ cho ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, đặc biệt là ngành sữa Việt Nam hiện đứng thứ 3 ASEAN. Nhờ đó, Việt Nam đã đáp ứng cơ bản đủ nhu cầu thực phẩm cho nhân dân, sinh kế từ làm chăn nuôi từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại là tốc độ phát triển nhanh nhưng mất cân đối. Ba khâu quan trọng trong chăn nuôi là sản xuất, chế biến và tiêu thụ thì hiện tại mới đạt được mục tiêu sản xuất tăng. Mong muốn đưa chăn nuôi lên làm ngành chính, song tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản 40 tỷ USD mỗi năm còn quá thấp.

Vì vậy, sau khi kết thúc chiến lược 2018-2020, Bộ NN&PTNT đã báo cáo Chính phủ xây dựng chiến lược mới cho giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2030 để xác định lại vị thế của ngành hàng này, với quyết tâm khắc phục bằng được những tồn tại của quá trình thực hiện chiến lược giai đoạn vừa qua để tổ chức lại, xác định định hướng lớn trong phát triển, lấy kinh tế, môi trường, an sinh là hiệu quả bền vững của ngành chăn nuôi.

Tại Hội nghị đã có nhiều ý kiến đóng góp cho nội dung dự thảo Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040, trước khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua, làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo.

Mục tiêu trong chiến lược là phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, mức tăng trưởng giá trị sản xuất đạt trung bình từ 4 – 5%/năm, giai đoạn 2026-2030 đạt từ 3-4%/năm. Sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2025 đạt từ 5-5,5 triệu tấn, đến năm 2030 đạt từ 6-6,5 triệu tấn, trong đó, xuất khẩu từ 15-20% sản lượng thịt lợn, 20-25% thịt và trứng gia cầm. Sản lượng trứng, sữa đến năm 2025 đạt từ 18-19 tỷ quả trứng và từ 1,7-1,8 triệu tấn sữa, đến năm 2030 đạt khoảng 30 tỷ quả trứng và 2,6 triệu tấn sữa. Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt từ 25-30% vào năm 2025, từ 40-50% vào năm 2030.

Tầm nhìn đến năm 2040, phấn đấu 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp, trong đó khoảng 30% được chế biến sâu.

Tại Dự thảo chiến lược có 10 nhóm giải pháp chính để phát triển chăn nuôi và 5 đề án ưu tiên tập trung vào những nhóm vấn đề quan trọng cần đổi mới và hiện đại hóa để thúc đẩy phát triển bền vững ngành chăn nuôi, gồm: Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi; Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học – công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm của Hà Nội có khoảng 130.000 con bò thịt, 36,8 triệu con gia cầm và hơn 1,3 triệu con lợn. Trong thời gian tới, chiến lược phát triển chăn nuôi của Hà Nội sẽ tập trung phát triển giống gia súc, gia cầm để trở thành địa phương cung cấp giống cho các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, việc phát triển các giống gà Mía Sơn Tây, vịt cỏ Vân Đình đã khẳng định được uy tín trên thị trường. 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao Bộ NN&PTNT trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn mới một cách công phu và khoa học, đã tranh thủ được sự đóng góp của các Bộ, ngành địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia, đặc biệt là những người chăn nuôi có kinh nghiệm, có kiến thức.

Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều thời cơ và vận hội lớn. Trong đó, chủ trương phát triển ngành Nông nghiệp hiện đại, tiên tiến, toàn diện luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm. Đồng thời, Luật Chăn nuôi đã được thông qua và có hiệu lực. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trên thị trường trong nước và quốc tế đang ngày càng tăng cao... Vì vậy, ngành chăn nuôi cần đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến để hướng tới xuất khẩu. Việc Bộ NN&PTNT xây dựng Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, định hướng đến năm 2040 là yêu cầu cấp thiết để ngành chăn nuôi có định hướng và cơ sở phát triển. 

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.