Từ nay đến cuối năm, ít nhất 10 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Chia sẻ

Ngày 11/9, Ban Chỉ đạo Chương trình số 02 - CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” đã tổ chức hội nghị giao ban quý III/2020, dưới sự chủ trì của đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 02.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại Hội nghịPhó Bí thư Thường trực Thành uỷ Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại Hội nghị

Theo Sở NN&PTNT, sau gần 5 năm thực hiện dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ TP đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, công tác xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người nông dân đã đạt được những kết quả nổi bật. Đến nay, TP đã có 6 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 355 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 92,9% số xã), 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, thu nhập của người dân khu vực nông thôn năm 2019 đạt 51,5 triệu đồng/người/năm.

Ngoài ra, sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Nội đã dần khẳng định thương hiệu để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện và tiêu thụ sản phẩm.

Về tiến độ triển khai Đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy giai đoạn 2020-2025, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Học viện đã xây dựng kế hoạch, tập trung vào phân tích thực trạng và xây dựng chiến lược nguồn nhân lực chất lượng cao; khoa học và công nghệ; thể chế và chính sách… cho nông nghiệp và nông thôn Thủ đô. Đồng thời, xây dựng khung đề án của Chương trình 02 về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới Hà Nội theo hướng xanh, an toàn và bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng 2026-2030, tầm nhìn 2050.

Với Đề án thí điểm Xã nông thôn mới kiểu mẫu Thủ đô, PGS, TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội cho biết: Thực hiện nhiệm vụ được giao, Hội đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án tại xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng) và xã Hồng Vân (huyện Thường Tín). Mục tiêu đề án hướng tới phát triển nông thôn Thủ đô bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, có kinh tế - xã hội phát triển, khoa học công nghệ 4.0 được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, trong 9 tháng đầu năm mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 song toàn TP đã nỗ lực rất lớn, đạt nhiều kết quả. Trong thời gian tới, yêu cầu tập trung phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân và hoàn thành mục tiêu có 1.000 sản phẩm OCOP. Trong đó, Hà Nội phấn đấu tăng trưởng nông nghiệp đạt 4,12%; có thêm ít nhất 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới để đến cuối năm 2020 có ít nhất 10 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn lên 368/382 xã (chiếm 96,6%) và 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao lên 23 xã.

Chương trình 02 vẫn là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2020-2025 nhưng với đòi hỏi cao hơn. Hà Nội hướng tới mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở 100% các xã, huyện và 40% xã nông thôn mới nâng cao, 20% xã nông thôn mới kiểu mẫu và 5 huyện phát triển thành quận.

HÀ LINH

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.
Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.