“Dân vận khéo” - trọn tình hiếu

Chia sẻ

Lăn đường, khóc mướn, rắc vàng mã, ăn uống nhiều ngày… là những hủ tục trong việc lo tang lễ cho người khuất đã trở thành chuyện cũ, chuyện xưa ở xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Nhờ công tác “Dân vận khéo” mà nếp sống mới văn minh trong việc tang nơi đây đã được hình thành.

Xã Yên Bình ngày càng đổi mới hơn nhờ xây dựng nếp sống văn minhXã Yên Bình ngày càng đổi mới hơn nhờ xây dựng nếp sống văn minh

Từ chân thành, tận tâm

Yên Bình là xã miền núi thuộc huyện Thạch Thất, có tổng số dân là 7.322 người sinh sống ở 6 thôn, trong đó 42% là người dân tộc Mường. Trước đây, gia đình nào có người thân qua đời thì hầu như đều tổ chức đám tang nhiều ngày với việc ăn uống tập trung và chủ yếu là địa táng, khi đưa tang, có cảnh người thân lăn đường, khóc mướn và rải vàng mã. Tập tục đó đã được duy trì hàng trăm năm và nhiều đời, vì vậy khi có hỏa táng thì người cao tuổi coi đó là “cấm kỵ”… Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, việc tiếp tục duy trì các tập tục đó không còn phù hợp.

Nhận thức rõ thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang theo nếp sống văn hóa, theo yêu cầu Chỉ thị 11-CT/TU ngày 3/10/2012 của Thành ủy Hà Nội là cần rất thiết, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Yên Bình đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề phối hợp với các ban ngành đoàn thể xây dựng các chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ từ xã đến các thôn.

Chị Bùi Thị Kim, Chủ tịch Hội LHPN xã Yên Bình nhớ lại việc tang chị Đinh Thị Danh, gia đình ông Hoàng Văn Hồng ở thôn 2. Chị Danh thuộc hội viên PN khó khăn, khi chị qua đời gia đình anh em nội tộc hai bên đã quyết định là đem đi địa táng. Khi hay tin, Hội LHPN xã đã nhanh chóng thông tin cho các thành viên trong tổ tuyên truyền của xã phối hợp với cấp ủy, trưởng thôn, trưởng các ngành đoàn thể của thôn đến chia buồn cùng gia đình. Qua đó, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của gia đình là không đồng ý thực hiện hỏa táng. Lý do mà gia đình đưa ra là hỏa táng nóng, người mất không về được với tổ tiên, là bất hiếu với người chết, rồi sau này các con cháu làm ăn không gặp thuận lợi…

Chị Kim cho rằng:“Việc tang là việc hiếu rất quan trọng đối với người dân nên vận động tuyên truyền để họ thay đổi tập tục đã có từ nhiều năm là rất khó. Vì vậy, bằng sự chân thành, tận tâm nỗ lực, tổ tuyên truyền lần lượt từng người có ý kiến, động viên, chia buồn khéo léo lồng ghép phân tích ý nghĩa của thực hiện việc tang văn minh…”. Đúng 23 giờ 10 phút đêm, gia đình ông Hồng đã thuận tình đi đến lựa chọn hỏa táng. Hiểu được sự khó khăn của gia đình chị Danh nên lãnh đạo xã và hội viên, nhân dân thôn 2 đã ủng hộ gia đình được hơn 250kg gạo và 3 triệu đồng.

Theo chị Đoàn Thị Thịnh, cán bộ tư pháp hộ tịch của xã, mỗi khi các gia đình có người qua đời mà đến khai tử là chị tuyên truyền vận động để mọi người hiểu. Kể cả khi biết tin gia đình có người thân mới qua đời chưa đến khai tử là chị Thịnh đến tận nhà để làm công tác khai tử và vận động các gia đình thực hiện việc tang văn minh.

Chị Triệu Thị Thư, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn 5 cho rằng, việc thực hiện việc hỏa táng giúp giảm được nhiều chi phí như: Xây dựng mồ mả, đi lại thăm viếng, bảo quản mồ mả của người thân hằng năm.

Chuyến biến tích cực

Theo chị Bùi Thị Huyền, Bí thư Chi bộ thôn 2, nhờ công tác tuyên truyền tốt, việc tang lễ trên địa bàn xã đã có những chuyển biến rõ rệt, nhiều hủ tục lạc hậu đã dần loại bỏ như: Lăn đường, rải tiền, hạn chế việc rải vàng mã. Bên cạnh đó, các hình thức phúng viếng gọn nhẹ, trang nghiêm, không tổ chức dài ngày, không để thi hài người quá cố trong nhà quá 36 tiếng, không mở loa đài to và quá thời gian quy định. Qua đó, các gia đình đã không tổ chức làm cỗ mời khách trong đám tang; không tổ chức ăn 3 ngày như trước, một số hộ gia đình khi tổ chức cúng tuần 49 không lấy tiền đặt lễ của khách và không mời hết đầu viếng; không nhận tiền đặt lễ của các cụ từ 70 tuổi trở lên và khuyến khích người dân thực hiện hỏa táng.

Chị Kim cho biết, Hội đã tiếp tục chỉ đạo các chi hội, rà soát xây dựng và thực hiện quy chế của chi hội mình cho phù hợp với quy ước, hương ước của từng thôn; tổ chức tuyên truyền, vận động tới 100% hội viên và nhân dân thực hiện tang văn minh tiến bộ. Hội cũng chủ động phân công cán bộ hội có trách nhiệm phối hợp cùng với cấp ủy chi bộ, thôn và các ngành đoàn thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của gia đình hội viên, phụ nữ và nhân dân khi tổ chức đám hiếu cho người thân.

Theo ông Nguyễn Giáp Dần, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Yên Bình, mỗi trường hợp hỏa táng theo chính sách của thành phố và huyện hỗ trợ và khuyến khích hỏa táng là 7 triệu đồng/người và UBND xã hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.

Ông Nguyễn Giáp Dần cho hay: “Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn, sự khéo léo, nhiệt tình của tổ công tác, trong đó vai trò nòng cốt là Hội LHPN nên người dân Yên Bình đã tăng dần tỷ lệ chọn hình thức hỏa táng thay cho địa táng. Cụ thể, năm 2016, tỷ lệ hỏa táng mới chỉ đạt 16%, đến năm 2017 đã tăng vượt lên đến 75%, năm 2018 là 80,6%, năm 2019 tỷ lệ hỏa táng đạt 90,5%. Từ đầu năm 2020 đến nay, tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn xã là 96%”. Từ kết quả trên đã đưa Yên Bình trở thành điểm sáng trong việc tang văn minh của huyện cũng như TP.

Bài và ảnh: VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Hội LHPN quận Tây Hồ: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động vay vốn ngân hàng trên địa bàn

Hội LHPN quận Tây Hồ: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động vay vốn ngân hàng trên địa bàn

(PNTĐ) - Nhằm tiếp tục đưa hoạt động ủy thác cho vay để giải quyết việc làm cho hộ cận nghèo, đối tượng chính sách từ nguồn vốn vay của ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSSH) được hiệu quả, kịp thời phát hiện vấn đề cần khắc phục…  thời gian qua, Hội LHPN quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát với công tác ủy thác cho vay trên địa bàn quận.
Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

(PNTĐ) - Tối 22/4, Hội LHPN quận Đống Đa tổ chức “Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo”. Phó chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Đống Đa Nguyễn Anh Cường đến dự.