"Được học" - đó là hạnh phúc

Chia sẻ

Có một cuốn sách đã giúp tôi hiểu thêm về giá trị của học tập, truyền cho tôi năng lượng và cảm hứng học nữa, học mãi. Đó là cuốn “Được học” - một cuốn sách nói lên khao khát học tập của Tara Westover.

Ảnh minh họa.

Trong “Được học”, Tara đã thuật lại câu chuyện về cuộc đời mình, từ thuở nhỏ khi còn là một cô bé sống cùng gia đình trong một ngôi nhà nhỏ bên sườn đồi, với tuổi thơ gần như phó mặc cho tự nhiên và xa lánh hết thảy các nền văn minh.

Cũng giống như bảy anh chị em của mình, tuổi thơ Tara chưa bao giờ được đến trường. Dù gia đình Westover không giàu nhưng cũng không đến mức không thể cho các con tới trường. Tất cả chì vì cha của Tara nghĩ rằng trường học sẽ làm các con ông rời xa đức tin của Thiên chúa. Là tín đồ giáo hội Mormon, ông không tin tưởng các trường công lập, nên đều cho các con của mình tự học ở nhà. Nhưng đến một ngày, Tara muốn đến trường học. Cô tò mò về cuộc sống ngoài kia, bên ngoài núi Buck mà cô tiếp cận.

Cô nghĩ mình chỉ cần nói chuyện với bố, nhưng chưa kịp mở lời cô đã có cảm giác đầy tội lỗi. Cô cảm thấy ước muốn đến trường của mình là một sự lăng mạ với những gì bố đã hy sinh để nuôi gia đình. Nhưng nếu tiếp tục ở nhà thì cô vẫn chỉ là một đứa bé. Cô chấp nhận mạo hiểm để đi học, tự ôn thi ACT, đỗ đại học BYU sau hai lần thi, sau đó học tiếp Cambridge, rồi học tiến sĩ ở Harvard.

Mặc dù được tiếp cận với tri thức nhân loại tại môi trường giáo dục mới nhưng thi thoảng cô cảm thấy mình không thuộc về nơi này. Ngược lại, Tara cũng nhận ra, mỗi lần về thăm nhà, về núi Buck, cô có cảm giác tội lỗi, xấu hổ. Nhưng cô đã vượt qua tất cả, để học tập, để đem lại vinh quang cho chính mình. Đó là một hành trình “trầy da tróc vảy” để được tới trường.

Tôi đã ngạc nhiên và không cầm được nước mắt khi đọc rất nhiều trang sách kể về những công việc Tara đã làm, những nỗi đau đớn cô phải chịu chỉ vì muốn học. Và ám ảnh nhất là sự khủng hoảng tinh thần của cô khi đấu tranh với việc học và thái độ thù địch, xa lánh của bố mẹ, người thân. Có những điều ngoài sức tưởng tượng của bản thân tôi.

Tôi bỗng nghĩ đến mình và bạn bè - hàng ngày vẫn được đến trường, học tập trong những điều kiện đầy đủ nhất nhưng nhiều khi cứ coi việc đi học là nghĩa vụ, học tập với cảm giác nặng nề. Trong khi còn rất nhiều người đang khao khát học tập nhưng họ lại không thể làm được bởi những khiếm khuyết trên cơ thể, vì hoàn cảnh khó khăn… Vậy mà họ không bỏ cuộc. Tôi biết nhiều người, tay không viết được thì dùng chân, mắt không dùng được thì dùng tai để nghe hoặc dùng chữ nổi. Dù khó khăn đến đâu họ vẫn tìm ra cho mình cách để học, vậy mà tại sao tôi và một số bạn bè tôi - khỏe mạnh, bình thường, được chăm lo chu đáo lại lười biếng như vậy?

Tôi cảm thấy may mắn khi cuốn sách đến với mình vào lúc đang chán nản với đống bài tập về nhà. Khi đọc hết cuốn sách cũng là lúc tôi nhận ra mình đang không trân trọng một thứ gì đó. Đó chính là thời gian quý báu được tới trường. Học không phải chỉ ngày một ngày hai mà nó là cả một quá trình rèn luyện lâu dài giúp cho ta có kiến thức để thành công trong công việc sau này.

Tôi thấm thía và cảm động hơn khi mẹ tôi kể rằng, người dịch cuốn sách này chính là cô Nguyễn Bích Lan - một tấm gương tự học với nghị lực phi thường. Từ một đứa trẻ khỏe mạnh, ham học hỏi nhưng vì mắc căn bệnh lạ nên cô không thể tiếp tục đến trường từ năm 13 tuổi. Thế rồi bằng khát khao mãnh liệt, bằng ý chí vươn lên mạnh mẽ, cô đã tự học, trui rèn để trở thành một dịch giả xuất sắc như hiện nay. Dù cơ thể vô cùng yếu đuối và căn bệnh quái ác chưa ngưng hành hạ. Cô còn tích cực khơi dậy và cổ vũ phong trào đọc sách trong cộng đồng bằng nhiều hành động thiết thực.

Học tập đáng để được tôn vinh. Vì chỉ có học học tập mới đem lại cho ta kiến thức và đó là con đường thành công nhanh nhất và cũng cần nhiều sự kiên trì. “Được học” của Tara Westover đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao đứa trẻ trên thế giới đang tìm kiếm con đường để thay đổi chính mình qua con đường kiến thức, trong đó có tôi. Cuốn sách đã cho tôi thêm sức mạnh và nguồn năng lượng để chinh phục ước mơ. Và để hiểu một điều: Được học - đó chính là hạnh phúc.

NGUYỄN QUỲNH HƯƠNG
(Lớp 8A2, trường THCS Tam Giang, Yên Phong, Bắc Ninh)

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).