Mỹ phẩm giả tràn lan: Cần chế tài mạnh

Chia sẻ

Chỉ trong 1 tháng qua, nhiều vụ buôn bán mỹ phẩm lậu với hàng chục nghìn sản phẩm bị lực lượng quản lý thị trường phát hiện. Trên mạng xã hội, xuất hiện đầy rẫy sản phẩm mỹ phẩm giả, kém chất lượng, được rao bán công khai khiến người tiêu dùng mắc bẫy, cần được lực lượng chức năng xử lý.

Cơ quan QLTT tạm giữ mỹ phẩm vi phạm tại điểm kinh doanh thuộc hệ thống Ansan Cosmetics - hệ thống có nhiều dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năngCơ quan QLTT tạm giữ mỹ phẩm vi phạm tại điểm kinh doanh thuộc hệ thống Ansan Cosmetics - hệ thống có nhiều dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng (Ảnh: Tổng cục QLTT)

Hàng chục nghìn mỹ phẩm nhập lậu bị thu giữ

Ngày 9/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 thuộc Cục QLTT Hà Giang phối hợp với Công an huyện Bắc Quang phát hiện 20 hộp carton có chứa 8 mặt hàng mỹ phẩm gồm gần 4.000 sản phẩm mỹ phẩm có chữ nước ngoài. Thời điểm kiểm tra, ông Bùi Văn Tuyển (sinh năm 1985, trú tại tổ 12, phường Minh Khai, TP Hà Giang) khai nhận là người sở hữu lô hàng mỹ phẩm và không xuất trình được các thủ tục giấy tờ liên quan đến toàn bộ lô hàng hoá nêu trên.

Trước đó 1 ngày, Đội QLTT số 3 (Cục QLTT Hà Giang) cũng thu giữ được 20.000 sản phẩm mỹ phẩm bao gồm: các loại kem dưỡng da, kem trị nám, nước xả vải, tẩy lồng giặt, xịt chống nắng, kem chống nắng, kem tắm trắng, bột tắm trắng, kem body dưỡng trắng, serum dưỡng da, kem dưỡng hoàng cung màu xanh, màu tím, thuốc nhuộc tóc, sữa tắm, nước hoa, dầu gội... tại 3 cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang.

Tất cả số hàng mỹ phẩm này đều được các đối tượng cất giấu phía sau cửa hàng hoặc chứa đựng trong các bao tải, thùng carton hòng che mắt lực lượng chức năng khi bị kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, các cơ sở không xuất trình được các giấy tờ của số hàng nêu trên.

Tình hình buôn bán mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng không chỉ xảy ra ở Hà Giang mà còn diễn ra ở nhiều địa phương khác. Chỉ tính trong vòng 1 tháng qua, nhiều vụ buôn bán mỹ phẩm nhập lậu với hàng chục nghìn sản phẩm bị phát hiện trên cả nước. Mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng không những được bán tại cửa hàng mà còn được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội.

Tăng cường kiểm soát mỹ phẩm kinh doanh online

Kinh doanh trực tuyến (online) đang được xem như là một giải pháp hữu hiệu vừa giúp cá nhân, đơn vị kinh doanh vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19 và được người tiêu dùng hưởng ứng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong vô số mặt hàng bán trên môi trường online, xuất hiện đầy rẫy sản phẩm giả, kém chất lượng, được rao bán công khai, trong đó có mỹ phẩm – là loại sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng chưa được cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý...

Mới đây Cục QLTT Hà Tĩnh kiểm tra tài khoản Facebook “Gia Tuệ Gia Hân” kinh doanh một số mặt hàng mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất có dấu hiệu vi phạm hành chính. Cục tiến hành kiểm tra cơ sở trên (ngụ tại đường 26/3, TP Hà Tĩnh), phát hiện ông Trương Tuấn Anh (chủ cơ sở) không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Cơ sở đang kinh doanh một số mặt hàng mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ. Chủ cơ sở khai nhận, số mỹ phẩm trên được mua trôi nổi trên thị trường để bán kiếm lời. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính 8 triệu đồng và tịch thu 325 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm.

Trước tình trạng mỹ phẩm giả tràn lan trên thị trường gần như chưa được kiểm soát, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 15/10 tới), quy định, việc buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị phạt tối đa từ 50-70 triệu đồng tùy trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Riêng kinh doanh mỹ phẩm giả, Nghị định quy định mức phạt sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay, người bán có thể bị xử phạt 100 - 140 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 1- 3 tháng và phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm.

Để chế tài này đủ mạnh ngăn chặn triệt để vấn nạn mỹ phẩm giả, kém chất lượng, cần có sự quyết liệt của các cơ quan thực thi, cũng như người tiêu dùng tỉnh táo, nói không với mỹ phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.