Tăng cường vai trò của phụ nữ trong gìn giữ hòa bình

Chia sẻ

Đối thoại cấp Bộ trưởng ASEAN về Tăng cường vai trò của phụ nữ trong gìn giữ hòa bình và an ninh bền vững được tổ chức ngày 10/9/2020 theo hình thức trực tuyến, do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh chủ trì.

Các nữ quân nhân Việt Nam lên đường tham gia lực lượng gìn giữ hòa bìnhLiên hợp quốcCác nữ quân nhân Việt Nam lên đường tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (Ảnh: Int)

Được truyền cảm hứng từ Phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 về trao quyền cho phụ nữ trong kỷ nguyên kỹ thuật số và cam kết duy trì động lực này, tại Đối thoại, các Bộ trưởng đã nhắc lại những nỗ lực kiên định và quyết tâm cao của ASEAN trong việc hiện thực hóa cam kết của các nhà lãnh đạo về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, 20 năm trước, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ra Nghị quyết 1325 về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, là cơ sở để cộng đồng quốc tế hợp tác thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong mọi mặt của hòa bình, ngăn ngừa xung đột và bảo vệ quyền của phụ nữ. Đồng thời cho rằng vai trò của việc triển khai hiệu quả các văn kiện quan trọng này cùng Nghị quyết 1889 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh năm 2009 là cơ sở cho các nỗ lực toàn cầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, cũng như trao quyền cho phụ nữ. Do đó, các Bộ trưởng cũng nhất trí sẽ tiếp tục hỗ trợ để chương trình nghị sự WPS được ưu tiên trong các chính sách và chương trình hợp tác của ASEAN.

Vai trò của phụ nữ trong các tiến trình hòa bình, chẳng hạn như ngăn ngừa và giải quyết xung đột, tái thiết và phục hồi sau xung đột tiếp tục được khuyến khích. Về vấn đề này, các Bộ trưởng hoan nghênh vai trò và đóng góp nổi bật được ghi nhận của phụ nữ ASEAN trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Trước thực tế rằng phụ nữ là đối tượng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi kinh tế suy thoái do đại dịch Covid-19, các Bộ trưởng đã khuyến khích hợp tác để đưa chương trình nghị sự WPS vào các nỗ lực hội nhập kinh tế ASEAN rộng lớn hơn, cũng như tạo điều kiện trao quyền kinh tế cho phụ nữ là điều vốn rất quan trọng trong quá trình ngăn ngừa, giải quyết và phục hồi các xung đột, cho phép phụ nữ trở thành chất xúc tác cho hòa bình, hòa hợp và thịnh vượng bền vững…

Các đại biểu tham dự Đối thoại kêu gọi những nỗ lực nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời đề cao các quyền của phụ nữ. Đối thoại khuyến khích các quốc gia thành viên thực hiện các sáng kiến nhằm thúc đẩy hơn nữa chương trình nghị sự WPS trong khu vực. Đồng thời, lưu ý sự cần thiết phải phát triển một kế hoạch hành động cấp khu vực nhằm kết hợp các nỗ lực, cũng như tạo điều kiện hợp tác với các đối tác bên ngoài. Sáng kiến xây dựng năng lực để phụ nữ có thể đóng góp hiệu quả và thực chất trong các hoạt động chính trị, hòa bình, cũng như nâng cao vai trò của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo. Cam kết thúc đẩy môi trường thuận lợi nhằm nâng cao năng lực, trao quyền cho phụ nữ phát huy hết tiềm năng và ảnh hưởng của họ. Đặc biệt, thúc đẩy vai trò của phụ nữ với tư cách là tiếng nói thiết yếu và những người tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội, nhằm hướng tới nỗ lực hòa bình, ổn định và an ninh bền vững được đa số đại biểu ủng hộ.

Trong khuôn khổ Đối thoại, các Bộ trưởng cũng đã nhất trí dành ưu tiên cao cho chương trình nghị sự WPS trong quá trình tạo lập hướng đi tương lai của ASEAN, bao gồm cả quá trình phát triển tầm nhìn tiếp theo của Cộng đồng ASEAN sau năm 2025. Trong đó, tiếp tục tăng cường hơn nữa hợp tác với các đối tác bên ngoài ASEAN, Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức trong khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự WPS, tăng cường mạng lưới toàn cầu vì phụ nữ đối với hòa bình và an ninh.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.