Giảm thiểu tử vong mẹ và trẻ sơ sinh nhờ khám chữa bệnh từ xa

Chia sẻ

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội, trong sản khoa, có nhiều tình huống tối cấp cứu, nhiều ca khi đến với bệnh viện đã quá muộn. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống khám chữa bệnh từ xa sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng trên, nâng cao hiệu quả điều trị.

Bác sĩ bệnh viện Phụ sản Hà Nội tư vấn trường hợp ca bệnh không tim cho bệnh viện tuyến dưới.Bác sĩ bệnh viện Phụ sản Hà Nội tư vấn trường hợp ca bệnh song thai, một thai không tim cho bệnh viện tuyến dưới. (Ảnh: T.H)

Trước đó, chiều 18/9, bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chính thức khai trương Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa (Telehealth)Với 37 điểm cầu ở các đơn vị y tế tuyến dưới, telehealth là kênh kết nối hiệu quả, giúp BV Phụ Sản Hà Nội hỗ trợ, góp phần xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế tại các tuyến tham gia khám chữa bệnh từ xa lĩnh vực sản phụ khoa, tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cao cho người dân.

Đánh giá về ý nghĩa của triển khai telehealth, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh thông tin: Telehealth không chỉ là kênh để các bệnh viện, bác sĩ truyền tải, trao đổi kiến thức chuyên môn với nhau mà còn có ý nghĩa trong cấp cứu.

Thực tế trong những ca phẫu thuật khó luôn có khá nhiều tình huống cấp cứu, dù đã lường trước nhưng diễn biến trong mổ không thể lường trước được; hoặc có tình huống đột ngột xảy ra, đặc biệt là sản phụ khoa đôi khi có tình huống tối cấp cứu.

Các đại biểu tham dự Lễ khai trương Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa của BV Phụ sản Hà Nội.Các đại biểu tham dự Lễ khai trương Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa của BV Phụ sản Hà Nội. (Ảnh: Lê Chi)

Với một số phẫu thuật đỉnh cao, để tuyến trên có thể kịp thời cứu chữa và cứu sống người bệnh, cần phụ thuộc rất nhiều vào sự chẩn đoán chính xác và nhanh chóng của tuyến dưới. Nếu tuyến dưới chẩn đoán quá muộn, bệnh nhân đến bệnh viện sẽ có ít cơ hội hơn.

Do đó, triển khai khám chữa bệnh từ xa với sự phối hợp, hội chẩn của một nhóm các bác sĩ có chuyên môn cao chắc chắn giảm thiểu tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, nâng cao hiệu quả điều trị; hạn chế trường hợp đôi khi có ca đến với bệnh viện đã quá muộn; giảm ca xử lý sai lầm.

Ví dụ trong trường hợp song thai truyền máu cho nhau, nếu không xử lý kịp thời, đứa trẻ có thể bị biến chứng vào tim, suy tim, suy não, để muộn thì dù lên đến tuyến cuối, bác sĩ có mổ cũng không còn cơ hội. Nhưng nếu bác sĩ tại cơ sở cùng bác sĩ chuyên khoa đầu ngành chẩn đoán sớm; bệnh nhân được chuyển lên tuyến cuối ngay thì cơ hội cứu sống đứa bé rất cao. Vì vậy, cần sự phối hợp chặt chẽ của tuyến trên và tuyến dưới. Và tính kịp thời ở chỗ đó.

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh phát biểu tại lễ khai trương.PGS.TS Nguyễn Duy Ánh phát biểu tại lễ khai trương. (Ảnh: Lê Chi)

Ngoài hiệu quả trông thấy về cơ hội điều trị kịp thời cho bệnh nhân, việc triển khai telehealth còn giúp kiến thức và trình độ của bs ở tuyến trên được khai thác, phát huy triệt để. Đối với các bác sĩ tuyến trên, dù đã rất thành thạo chuyên môn, nhưng khi trao đổi nghiệp vụ cùng bác sĩ tuyến dưới phải rất chuẩn chỉ từng câu chữ con số, điều này rất tốt, cũng là cách để đội ngũ cán bộ chuyên môn học hỏi nhiều hơn.

Để sự phối hợp được hiệu quả, khi thực hiện khám chữa bệnh từ xa, bệnh viện tuyến dưới cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là phải có sự kết nối thường xuyên để hệ thống đường truyền luôn được tốt. 

Hiện BV Phụ Sản Hà Nội có 5 tỉnh trực thuộc tại miền Bắc là: Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc. Ngoài ra, còn có toàn bộ hệ thống sản khoa của Hà Nội. "Trong đó, Ba Vì là đơn vị xa nhất, chúng tôi ưu tiên đầu tiên. Chúng tôi phối hợp từ cả 2 phía, đặc biệt là trực cấp cứu, bởi khi ở dưới có ca cấp cứu thì sẽ tổ chuyên gia sẽ làm việc. Chúng tôi cho rằng, chắc chắn hệ thống này sẽ phát huy hiệu quả tối đa, chứ tránh tình trạng có công cụ mà không dùng đến" - Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho hay.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.