Ấm áp tình yêu gia đình với “Con đã về nhà!”

Chia sẻ

Ngay từ đầu, tựa sách đã phản ánh lên một câu nói rất thân thương đối với gia đình. Ta hẳn là đã luôn nghĩ, nhà là nơi bão dừng sau cánh cửa, nhà là nơi ở không cần quá rộng, chỉ cần nơi ấy có đầy đủ tình yêu thương. Và trên hết, nhà là nơi để trở về. Thế nên, tôi đã bị thu hút bởi tựa sách và quyết định đọc nó.

Ấm áp tình yêu gia đình với  “Con đã về nhà!” - ảnh 1

Cuốn sách tên đầy đủ là "Con đã về nhà - Ký họa cách ly dịch Covid-19". Trong những trang sách gồm có những bức tranh kí họa được kiến trúc sư trẻ Nguyễn Tăng Quang ghi lại chân thực cuộc sống tại khu cách ly của các du học sinh sau khi trở về nước. Ngay từ những ngày đầu ra mắt, cuốn sách đã nhanh chóng nhận được rất nhiều sự yêu thích từ các độc giả. Cuốn sách có thể nói là một lon nước giúp tăng thêm năng lượng tích cực cho cộng đồng trong những ngày tháng căng thẳng phải gồng mình vất vả chống dịch. Câu từ trong những trang sách không hoa mĩ, không cầu kì mà lại rất ngắn gọn, gần gũi với lớp trẻ, pha lẫn với sự hài hước lạc quan đã gửi gắm được rất nhiều tình cảm đa dạng, có vui, có buồn, và có sợ hãi.

"Cảm giác sợ chết còn đáng sợ hơn cả chính cái chết". Không ai là không sợ hãi khi nhìn thấy những con số tử vong vì dịch bệnh cứ tăng dần, kể cả trên mặt trận truyền thông hay là những người đứng đầu cuộc chiến chống dịch như y tế, quân đội hay kinh tế xã hội. Nhưng khi đọc cuốn sách này, nó khiến chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn, đưa về một góc nhìn lạc quan nhất định để mà tiếp thêm những nguồn năng lượng tích cực. Đôi khi, căng thẳng quá mức sẽ khiến chúng ta trở nên mệt mỏi và suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn, nên thật là tuyệt vời khi mà "Con đã về nhà" có thể giúp chúng ta trút được một gánh nặng trong suy nghĩ bằng những câu từ hài hước, dí dỏm. Và cả những bộ tranh kí họa siêu dễ thương.

Những bức tranh kí họa rất rõ ràng và chân thực. Không những thế, nét vẽ của người kiến trúc sư này theo cái nhìn của tôi thật sự rất đẹp, dịu dàng. Những hình ảnh hằng ngày không hề dồn dập mà lại rất chậm, chúng ta cũng thường nghe là, đôi khi mình cũng phải sống chậm lại để được quan sát mọi thứ rõ ràng hơn. Dù là những hình ảnh về các y bác sĩ đang lấy mẫu xét nghiệm hay đang cập nhật tình hình của mọi người đến việc sinh hoạt hằng ngày, đều nhen nhóm trong lòng tôi cảm giác rất dễ thương và yên bình! Điều khiến tôi thật sự bất ngờ và nể phục là tác giả vẽ rất nhiều tranh, mà lại vẽ rất nghiêm túc chứ không qua loa. Thật sự rằng tác giả đã rất tinh tế, tôi có thể cảm nhận được sự ấm áp và chân thành của người họa sĩ, và cảm nhận được cả trái tim nhân hậu của những nhân vật đã được nhắc đến trong cuốn sách như là các anh chị y, bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội và cả những bạn tham gia cách ly nữa. Mọi người đều rất có ý thức và luôn lan tỏa sự ấm ấp cho khu cách ly để bớt đi lo âu và tin tưởng hoàn toàn vào các anh chị y, bác sĩ và các chiến sĩ bộ đội.

Họ là những người đứng đầu chiến tuyến chống dịch, chấp nhận những nguy hiểm để làm việc giữa tâm dịch với rất nhiều nguy cơ. Họ là những người đã phải tạm xa gia đình nhiều ngày, nhiều tháng để làm việc. Và họ là những người hùng thầm lặng trong cuộc chiến này.

Kết thúc 14 ngày cách ly, kết thúc cuốn sách với những thông điệp đầy ý nghĩa. Mình chỉ có thể nói là tuyệt vời sau nhiều cảm xúc mới mẻ, thật sự rất đáng để đọc, cảm nhận rõ hơn tấm lòng của tất cả mọi người.

TRƯƠNG NGUYỄN HOÀNG MAI
Học sinh lớp 9D, trường THCS Trần Hưng Đạo, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.