GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh: Người phục dựng các điệu múa cổ của Hà Nội

Chia sẻ

87 năm tuổi đời với trên 72 năm hoạt động nghệ thuật, ông đã có nhiều tác phẩm múa nổi tiếng; trực tiếp biên soạn, xuất bản 20 cuốn sách, công trình nghiên cứu về múa và văn hóa.

GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh thể hiện tiết mục múa chèoGS.TS.NSND Lê Ngọc Canh thể hiện tiết mục múa chèo

GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vinh dự được tôn vinh là một trong những “Công dân Ưu tú năm 2020” của Hà Nội. 

Sinh năm 1933, 12 tuổi, chàng trai Nguyễn Ngọc Canh từ quê Hà Đông, Hà Nội lên nhà chú họ ở Hàng Ngang giúp việc. Năm 1946 tham gia tự vệ Hà Nội làm nhiệm vụ liên lạc truyền tin, truyền các mật khẩu từ trung đội đến các tiểu đội, đại đội. Ông đã có nhiều đóng góp cùng Trung đoàn Thủ đô trong cuộc chiến đấu 60 ngày đêm giam chân quân đội Pháp để bảo vệ Thủ đô.

Là người ít tuổi nhất của Trung đoàn và do yêu cầu của cách mạng, Ngọc Canh trở thành diễn viên nhí của đội tuyên truyền, biểu diễn văn nghệ phục vụ chiến sĩ và nhân dân chiến khu. Lúc đầu, ông không biết đến múa, hát, nhưng các chiến sĩ đi trước dìu dắt từ những tiết mục múa, hát tập thể, ông nhanh chóng trở thành vai chính trong nhiều tiết mục. Trong những tháng năm đó, dẫu mưa bom, bão đạn, dẫu hiểm nguy luôn rình rập nhưng người “vệ út” ấy luôn cùng với đồng đội hăng hái ra tận mặt trận hát, múa động viên bộ đội qua các mùa chiến dịch vững vàng tay súng.

Với những cống hiến trong hoạt động nghệ thuật, GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh được tặng nhiều phần thưởng cao quý: Năm 2001 được tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân; Năm 2014, được Nhà nước phong hàm Giáo sư; 1 Huy chương Vàng quốc tế; 17 Huy chương Vàng quốc gia; 3 Huy chương Vàng cho biên đạo, đạo diễn xuất sắc, 10 Huy chương Bạc quốc gia do Bộ VHTT tặng; 46 Giải thưởng và Bằng khen của Hội nghệ sĩ múa chuyên ngành Trung ương. Ông đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1998...

Cũng từ những tháng năm này, nghệ sĩ múa Lê Ngọc Canh bắt đầu tập viết nhạc. Bài hát đầu tay “nhắn nhủ anh vệ quốc” đã được cậu “vệ út” hoàn thành khi 14 tuổi, rồi những tác phẩm múa như “đi dân công”, “đào chiến hào”… lần lượt ra đời.

Ông là một trong một số nghệ sĩ múa được chọn sang Bulgari để đào tạo tiến sĩ nghệ thuật học. Năm 1973, ông Lê Ngọc Canh tốt nghiệp trở về nước. Với lòng đam mê, nhiệt huyết, từ thập niên 1980, ông đã đi sưu tầm các điệu múa trên khắp đất nước.

Công trình nghiên cứu về múa và văn hóa của ông được kể đến như: Nghệ thuật múa Chăm, Văn hóa làng Đa Sỹ, Khái luận nghệ thuật múa, Nghệ thuật múa tín ngưỡng dân tộc Việt Nam, Văn hóa dân gian - Những thành tố, 100 điệu múa truyền thống Việt Nam, Đại cương nghệ thuật múa, Nghệ thuật múa Chèo, Nghệ thuật múa cổ truyền vùng Hà Nội mở rộng, Múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội…

Giáo sư Lê Ngọc Canh là chủ nhiệm đề tài sưu tầm phát huy múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội được tiến hành trong 15 năm. Ông cùng nhóm hội viên Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội đi khắp vùng nội, ngoại thành Thủ đô sưu tầm, phục dựng hơn 54 điệu múa cổ: Múa rắn lột, múa tứ linh, múa xếp chữ, múa gậy, múa trống bồng... và đúc kết trong một cuốn sách Múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội.

Một trong những chương trình đòi hỏi nhiều công phu nhất mà ông còn nhớ đó là năm 2004, Giáo sư làm tổng đạo diễn và tác giả kịch bản - chương trình sử thi Đại hội VHTT Thủ đô lần thứ IV với tên gọi “Hà Nội một trái tim hồng”. Đây là một công trình sử thi lớn, với khoảng 4.000 người tham gia. Để tiến hành công trình này, ông đã huy động đội ngũ biên đạo, huấn luyện viên, họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, thiết kế... Tiến hành trong 4 tháng, chia nhiều nhóm đi các địa phương để tập từng mảng, kéo những thành viên tham gia từ các quận huyện về tại sân vận động Hàng Đẫy tập tổng hợp 3 ngày. Chương trình đã tổ chức khoa học, chu đáo được TP Hà Nội đánh giá cao.

Giáo sư Lê Ngọc Canh cho rằng: Nghệ thuật múa của Thăng Long Hà Nội có đặc trưng nổi bật, được xem như đại diện nghệ thuật múa của người Việt. Ở đây hội tụ những tài năng, trí tuệ, tư duy, hình tượng, khoa học của người Hà Nội mà cha ông để lại. Đó là điểm tựa, cơ sở quan trọng để các nghệ sĩ múa ngày nay tiến hành những công trình khoa học toàn diện về lĩnh vực múa của Hà Nội được lưu truyền trong dân gian.

Bài và ảnh: PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

(PNTĐ) -Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025. Câu nói ấn tượng của Nguyễn Thị Thưa trong phần ứng xử đã chiếm được cảm tình của nhiều người là: Nếu có cơ hội, tôi muốn lan tỏa thông điệp rằng: “Phụ nữ có thể làm được mọi thứ, nếu bạn tin rằng mình xứng đáng”.
Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

(PNTĐ) - Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…
Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

(PNTĐ) - Những di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Thủ đô được tái hiện lại theo phong cách sáng tạo, mới lạ, đầy chất trẻ và rất gần gũi với thế hệ gen Z. Điều đặc biệt là, dù được thể hiện bằng hình thức mới, nhưng các bạn trẻ luôn cố gắng giữ được những tinh thần cốt lõi, giá trị lịch sử và chiều sâu văn hóa của di sản. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy văn hóa, lịch sử, di sản không hề rời xa lớp trẻ. Mà đơn giản, là làm sống lại văn hóa truyền thống vì tình yêu Hà Nội.
Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

(PNTĐ) - Nữ tác giả Việt kiều Tina Yuan vừa ra mắt hai tác phẩm song hành về Việt Nam và Hy Lạp tại Hà Nội. Hai cuốn sách nhỏ xinh như những cuốn cẩm nang du lịch bỏ túi chứa đựng rất nhiều tình cảm của Tina Yuan dành cho quê mẹ Việt Nam và đất nước Hy Lạp mà cô yêu mến. Tina Yuan có cuộc gặp gỡ với độc giả Hà Nội giới thiệu về hai cuốn sách đúng ngày gia đình Việt Nam (28/6), như một lời khẳng định Việt Nam là quê hương là gia đình và Hy Lạp như là gia đình thứ 2 của cô.