“Chủ nghĩa dân tộc vắc-xin” khiến đại dịch Covid-19 khó lường

Chia sẻ

Việc các nước lớn chi ra hàng tỷ đô la để nhận được ưu tiên mua trước vắc-xin phòng Covid-19 có thể sẽ khiến cho công cuộc đẩy lùi dịch bệnh chết người này trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Những quốc gia giàu có đã đặt mua trước hàng tỷ liều vắc-xin COVID-19 dù loại vắc-xin này chưa được phân phối chính thức.Những quốc gia giàu có đã đặt mua trước hàng tỷ liều vắc-xin COVID-19 dù loại vắc-xin này chưa được phân phối chính thức. (Ảnh: Int)

Sự “lên ngôi” của “chủ nghĩa dân tộc vắc-xin”

Các hãng dược phẩm toàn cầu đã nhanh chóng tham gia vào cuộc chạy đua nghiên cứu và thử nghiệm vắc-xin kể từ khi Trung Quốc công bố mã gen virus vào hồi tháng 1. Đến nay, toàn thế giới đã có hơn 165 loại vắc-xin được đăng ký phát triển, hơn 27 trong số đó tiến đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Cuộc chạy đua càng trở nên “gay cấn” hơn khi mới đây, Nga đã cấp phép sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 đầu tiên trên thế giới với tên gọi Sputnik V.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của “chủ nghĩa dân tộc vắc-xin” đã làm dấy lên mối lo ngại rằng phần còn lại của thế giới có thể sẽ bị bỏ lại phía sau trong các nỗ lực toàn cầu nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Do các quốc gia phát triển đã nhanh tay đặt trước hàng tỷ liều vắc-xin phòng bệnh cho dân tộc mình.

Sức hút của “chủ nghĩa dân tộc vắc-xin” mạnh mẽ đến mức thu hút được cả Canada, một đại diện cho chủ nghĩa đa phương. Ottawa bị cáo buộc đã mua trước hàng chục triệu liều vắc xin Covid-19 từ các công ty tư nhân dù trước đó, Chính phủ Canada đã nhiều lần cam kết đảm bảo các nước nghèo hơn sẽ được tiếp cận với vắc-xin, cũng như cam kết chi hàng trăm triệu đô la cho các sáng kiến đa quốc gia để thực hiện điều đó.

Các nước giàu có khác như Hoa Kỳ, Anh và một số nước trong Liên minh châu Âu ước tính đã đặt trước khoảng hơn 4 tỷ liều (theo The Wall Street Journal). Số vắc-xin này sẽ được sản xuất từ nay cho đến cuối năm 2021. Nhật Bản cũng không chịu đứng ngoài cuộc đua. Tokyo cho biết họ muốn có đủ vắc-xin vào nửa đầu năm 2021 để tiêm chủng cho tất cả người dân của mình.

Những hiểm họa khôn lường

Tổ chức Bác sĩ không biên giới cảnh báo, cuộc tranh giành toàn cầu nhằm tích trữ vắc-xin của các nước giàu sẽ khiến kịch bản trong đại dịch cúm H1N1 năm 2009 lặp lại.

Việc mua vắc xin, tăng giá và từ chối cơ hội được tiếp cận vắc-xin của các nước khác là một hành động ngoại giao đáng lên án. Nó sẽ khiến quốc gia đó phải sống trong một “bong bóng” do chính mình tạo ra để tránh bị lây nhiễm bởi những người bên ngoài “bong bóng” ấy chưa được tiêm chủng hoặc không thể tiếp cận tiêm chủng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Vì Đổi mới và Chuẩn bị Bệnh dịch (CEPI) và Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI) hiện đang phối hợp vì mục tiêu chung là đảm bảo tiếp cận chương trình tiêm phòng một cách bình đẳng, dễ dàng cho cộng đồng. Một kế hoạch táo bạo nhằm phát triển vắc-xin cho các nhóm người có nguy cơ cao trên thế giới với tên gọi Tiếp cận toàn cầu về vắc xin Covid-19 (COVAX) đã ra đời. Hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đàm phán tham gia COVAX; 78 trong số đó là các quốc gia giàu có.

Cách dễ dàng nhất để giảm thiểu chủ nghĩa dân tộc về vắc-xin là chứng minh nếu quy mô các chương trình tiêm chủng chỉ nằm trong nội bộ một quốc gia sẽ không mang lại hiệu quả. Các nhà nghiên cứu cần xác định các nhóm dễ bị tổn thương nhất và chỉ ra cách phân biệt giữa những nhóm người thực sự cần vắc-xin với nhóm ít có nguy cơ hơn để việc tiêm chủng đạt hiệu quả. Việc tiêm vắc-xin cho những người có nguy cơ thấp, trong khi những người có nguy cơ lây nhiễm cao lại không được chủng ngừa sẽ làm dịch bệnh càng trở nên phức tạp.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.