Vụ tái chế bao cao su cũ thành mới: Liệu có căn xử lý hình sự?

Chia sẻ

Thông tin các cơ quan chức năng phát hiện một cơ sở đang tái chế hơn 300.000 bao cao su đã qua sử dụng thành mới để tuồn ra thị trường tiêu thụ đã khiến dư luận hoang mang. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này sẽ được xem xét như thế nào?

Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương) đã phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất khu nhà trọ ở phường Tân Vĩnh Hiệp (thị xã Tân Uyên, Bình Dương) phát hiện, bắt quả tang bà Phạm Thị Thanh Ngọc (33 tuổi, quê Nghệ An) đang gia công tái chế khoảng 324.000 bao cao su đã qua sử dụng.

Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng. Đặc biệt, bà này còn khai nhận, cứ khoảng 30 ngày/1 lần lại nhận bao cao su đã qua sử dụng từ một người không rõ địa chỉ để súc rửa, phơi khô, phân loại và vuốt lại, tạo hình như mới; sau đó, giao hàng đã gia công cùng ngày với nhận hàng gia công.

Sự việc này đã dấy lên mối lo ngại đối với các các sản phẩm bao cao su tránh thai được bày bán tràn lan trên thị trường. Các chuyên gia nhận định, việc sử dụng phải những sản phẩm bao cao su "rởm", bao cao su được tái chế tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe người dùng. Việc một số cá nhân, tổ chức nhặt, gom bao cao su đã qua sử dụng để bán lại là hành vi vi phạm đạo đức, đồng thời đây cũng là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Cơ quan chức năng phát hiện cơ sở đang tiến hành gia công tái chế bao cao su đã qua sử dụng thành bao cao su mới để đưa ra thị trường. Ảnh TLCơ quan chức năng phát hiện cơ sở đang tiến hành gia công tái chế bao cao su đã qua sử dụng thành bao cao su mới để đưa ra thị trường. Ảnh TL

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Vũ Anh Tuấn (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 174 (Bộ luật Hình sự 2015). Theo quy định: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội…

"Như vậy, người có hành vi tái chế, đóng gói những bao cao su cũ thành mới để đánh lừa người tiêu dùng đã đáp ứng được điều kiện đầu tiên là có thủ đoạn gian dối. Bởi lẽ, người tiêu dùng khi biết được chiếc bao cao su đó đã qua sử dụng thì chắc chắn họ sẽ không mua. Tiếp đó là phải có hành vi chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng. Nếu các giao dịch mà giá trị từ 2 triệu đồng trở lên thì hành vi đã có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bên cạnh đó, thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…", luật sư Tuấn phân tích.

Nhìn nhận ở một góc độ khác, luật sư Vũ Đức Long (Đoàn luật sư Hà Nội) khẳng định, công dụng chính của bao cao su chính là tránh thai và ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục. Việc tái chế bằng cách rửa, phơi không không được sự đảm bảo về mặt an toàn, không tuân theo tiêu chuẩn y tế về sự an toàn dẫn đến rủi ro có thể bị lây lan các bệnh qua đường tình dục. Do vậy, hành vi này có thể cấu thành tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả" được quy định tại Điều 192 (BLHS 2015).

Theo luật sư Long, sản xuất hàng giả, được hiểu là hành vi làm ra những sản phẩm, hàng hoá có nhãn hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những sản phẩm hàng hoá giả chất lượng hoặc công dụng. Buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho người tiêu dùng với giá của hàng thật.

"Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ được cấu thành tôi phạm nếu số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm", luật sư Long chia sẻ.

Theo giadinh.net.vn

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.