Gần một nửa người đồng tính nữ bị giảm thu nhập

Chia sẻ

Đây là một trong những phát hiện chính được Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) khảo sát trực tuyến về tác động của COVID-19 tới người LGBTI+, tính từ giữa năm 2020.

Kết quả phân tích điều tra từ hơn 1.000 người cho thấy dịch Covid-19 và giai đoạn giãn cách xã hội đã gây ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống của người LGBTI+ ở Việt Nam, mang lại những thay đổi cả tích cực và tiêu cực, ở mức độ nhẹ hoặc trầm trọng khác nhau với mỗi nhóm bản dạng, cũng như khi phân tích theo các đặc thù khác nhau của họ.

ậc thang cầu vồng tại đại học RMIT, thành phố Hồ Chí Minh trong sự kiện ậc thang cầu vồng tại đại học RMIT, thành phố Hồ Chí Minh trong sự kiện "Smiles of Pride" với thông điệp hướng tới sự đa dạng, hòa nhập và bình đẳng.

Việc làm và tình hình tài chính là hai lĩnh vực có nhiều thay đổi nhất. Đa phần người hiện đang đi làm hoặc vừa học vừa làm đều ít nhiều cho biết công việc của họ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, phổ biến nhất bao gồm bị giảm thu nhập (36.5%) và phải nghỉ việc không lương (18.7%). Tỉ lệ người bị mất việc hoặc phải đóng cửa kinh doanh của nhóm đồng tính nam (12.7%) và chuyển giới nam (15.6%), chuyển giới nữ (14.3%) cao hơn đáng kể so với các nhóm khác. Trong khi đó, tỉ lệ bị giảm thu nhập của nhóm đồng tính nữ (46.3%) và chuyển giới nữ (42.9%) lớn hơn cả.

Có gần 40% nhóm lao động tự do cho biết bị giảm thu nhập nhiều hơn đáng kể khi so với các nhóm có công việc chính thức (36%) và công việc không chính thức (26.6%). Nhóm có công việc không chính thức và nhóm làm tự do phải nghỉ việc không lương cao hơn đáng kể so với nhóm còn lại (lần lượt là 25.3% và 24.5% so với 15.3%). Nhóm có công việc không chính thức cũng là nhóm chịu rủi ro mất việc làm cao nhất so với hai nhóm còn lại (17.7% so với 6.8% ở nhóm làm chính thức và 5.7% ở nhóm làm tự do).

Covid-19 cũng ảnh hưởng tới quan hệ của người đồng tính với gia đình mình. Nhóm tuổi càng trẻ càng cảm nhận sự thay đổi trong quan hệ với gia đình càng xấu hơn sau giai đoạn giãn cách xã hội, mức độ thường xuyên trải nghiệm các quan hệ tiêu cực với gia đình trong nhóm 18-24 tuổi cao hơn đáng kể khi so với hai nhóm tuổi lớn hơn. Nhóm chuyển giới nữ và nhóm không hợp giới khác dường như có nhiều trải nghiệm tiêu cực trong quan hệ với gia đình trong giai đoạn này nhất.

Nhóm đã công khai và chưa được gia đình chấp nhận đã trải qua một giai đoạn giãn cách xã hội do Covid-19 với gia đình khó khăn nhất khi so sánh với các nhóm còn lại. Nhóm chưa công khai cũng gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong quan hệ với gia đình trong giai đoạn này, tuy nhiên không nghiêm trọng bằng nhóm chưa được chấp nhận.

Về tiếp cận y tế, những loại hình dịch vụ y tế được ghi nhận có thay đổi xấu đi nhiều hơn bao gồm: hỗ trợ sức khỏe tâm trí (21%), điều trị bệnh mạn tính (13.4%), các dịch vụ y tế cơ bản (13.1%).Nhóm chuyển giới nữ (32.5%) và nhóm không hợp giới khác (36%) là hai nhóm có tỷ lệ cho biết ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ thể chất cao hơn cả. 

Với những ảnh hưởng đó, người LGBTI+ có nhu cầu hỗ trợ phổ biến nhất là hỗ trợ về các vấn đề tâm lý (73.4%) và hỗ trợ thông tin, kiến thức LGBTI+ (59.7%).

Dựa vào những phát hiện từ điều tra, nhóm nghiên cứu đã có một số khuyến nghị hành động đối với các tổ chức làm việc vì quyền lợi của người LGBTI+ như: Cứu trợ về tài chính hoặc vật phẩm; Hỗ trợ tư vấn tâm lý, địa chỉ tạm lánh cho những người bị gia tăng ảnh hưởng/bạo lực gia đình; Hỗ trợ kết nối dịch vụ, cung cấp các địa chỉ hỗ trợ về dự phòng HIV, các dịch vụ liên quan đến liệu pháp hoóc-môn cho những người có nhu cầu nhưng bị gián đoạn, hoặc mất tiếp cận đến dịch vụ do dịch bệnh...

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới

Nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới

(PNTĐ) - Ở tuổi 76, bà Sheikh Hasina tiếp tục được người dân tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Bangladesh nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp và được coi là: “nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới”. Trong vai trò Thủ tướng, bà đã đưa đất nước tiến lên và đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng.
Cần nghiêm trị hành vi bạo lực trẻ em

Cần nghiêm trị hành vi bạo lực trẻ em

(PNTĐ) - Trong những ngày qua, dư luận vô cùng bức xúc khi chứng kiến câu chuyện thương tâm xảy ra với cậu bé học lớp 8 (trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội). Chỉ từ một mâu thuẫn nhỏ giữa hai học sinh lớp 8 và lớp 6 trên sân bóng rổ mà học sinh này đã bị đánh đến chấn thương sọ não nặng, tính mạng đang vô cùng nguy kịch.