Nhân viên ngân hàng giả chữ ký, tất toán sổ tiết kiệm của khách hàng lĩnh án

Chia sẻ

Sau một ngày xét xử, chiều muộn 25/9, HĐXX TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết với các bị cáo trong vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

HĐXX TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Thị Phương Thanh (SN 1984, nguyên Phó trưởng phòng dịch vụ khách hàng kiêm Trưởng nhóm giao dịch viên – SeaBank chi nhánh Long Biên) mức án 17 năm tù, Nguyễn Thị Hương Lan (SN 1993, nguyên giao dịch viên SeaBank chi nhánh Long Biên) 11 năm tù.

Các bị cáo còn lại gồm Nguyễn Thị Giang (SN 1994, nguyên giao dịch viên), Đỗ Hà Phương (SN 1987, nguyên chuyên viên quỹ - SeaBank chi nhánh Long Biên), Lê Thị Hải Linh (SN 1987, nguyên Trưởng quỹ chính), Nguyễn Thị Mai Trang (SN 1992, nguyên giao dịch viên) bị tuyên mức án từ 12 tháng đến 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Cáo trạng truy tố, ngày 3/10/2017, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeaBank) gửi đơn tố giác Trần Thị Phương Thanh và đồng phạm là nhân viên của ngân hàng đã có hành vi lợi dụng chức vụ được giao chiếm đoạt tài sản của SeaBank chi nhánh Long Biên.

Sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định các bị cáo đã giả mạo chữ ký của khách hàng gửi tiền tiết kiệm để lập và duyệt khống các giao dịch tất toán hoặc rút một phần từ các sổ tiết kiệm của khách hàng để chiếm đoạt tiền của SeaBank.

ảnh minh họaảnh minh họa

Cụ thể, ngày 10/4/2017 khách hàng Đỗ Thị Minh Nguyệt mở sổ tiết kiệm tại SeaBank chi nhánh Long Biên với số tiền 2 tỉ đồng. Ngày 10/4/2017, bà Nguyệt không tới ngân hàng đề nghị tất toán sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, Thanh đã yêu cầu Nguyễn Thị Hương Lan là giao dịch viên tự ý hạch toán trên hệ thống, in phiếu chi số tiền hơn 2 tỉ đồng để tất toán sổ tiết kiệm của bà Nguyệt.

Sau đó, Thanh duyệt trên hệ thống và ký duyệt chứng từ chi tiền. Lan đã chuyển chứng từ chi tiền cho Lê Thị Hải Linh là Trưởng quỹ chính. Lê Hải Linh đã giao số tiền trên cho Đỗ Hà Phương là chuyên viên quỹ cùng Trịnh Thị Phương Thanh đi giao tiền. Tuy nhiên, khách hàng Nguyệt không nhận được số tiền trên.

Ngoài ra, Thanh và đồng phạm đã tự ý tất toán thêm nhiều sổ tiết kiệm khác của bà Nguyệt mở tại SeaBank chi nhánh Long Biên.

Không riêng bà Nguyệt, rất nhiều khách hàng khác khi mở sổ tiết kiệm tại SeaBank chi nhánh Long Biên xong đều bị Thanh và đồng phạm thực hiện khống giao dịch trong việc thanh toán tiền gửi tiết kiệm dù khách hàng không đến giao dịch yêu cầu tất toán.

Cơ quan chức năng xác định từ tháng 4/2017 đến tháng 8/2017 Thanh và đồng phạm đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thực hiện hành vi vượt quá nhiệm vụ quyền hạn được giao để thực hiện khống 33 giao dịch trong việc thanh toán tiền gửi tiết kiệm của 13 khách hàng gửi tiết kiệm tại SeaBank chi nhánh Long Biên để chiếm đoạt và gây thất thoát tổng số hơn 12 tỉ đồng.

TÚ AN

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo “cập nhật thông tin BHXH” để chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo “cập nhật thông tin BHXH” để chiếm đoạt tài sản

(PNTĐ) - BHXH Việt Nam liên tục nhận được phản ánh về việc các đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ BHXH thực hiện các hành vi như: Gọi điện thoại, nhắn tin, hoặc gửi các đường link không rõ nguồn gốc. Các đối tượng này yêu cầu người dân và các đơn vị sử dụng lao động cập nhật thông tin với lý do: “Từ ngày 1/7/2025, cơ quan BHXH thay đổi hệ thống giao dịch điện tử, nếu không cập nhật sẽ bị gián đoạn giao dịch, không nhận được lương hưu và thẻ bảo hiểm y tế”... Đây là thủ đoạn lừa đảo.