Vì sức khỏe tương lai của vị thành niên và thanh niên

Chia sẻ

Mang thai ngoài ý muốn ở lứa tuổi vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) dẫn tới nhiều em trong số đó phải phá thai sớm. Phá thai không an toàn là nguyên nhân dẫn tới vô sinh thứ phát và nhiều tai biến khác. Thế nhưng mang thai ở lứa tuổi này lại đang gia tăng và trở thành vấn đề lo ngại hiện nay.

Gần 30% trẻ vị thành niên và thanh niên chưa biết đến phương pháp tránh thai an toàn

Tại hội thảo hưởng ứng Ngày tránh thai Thế giới với thông điệp“Chủ động tránh thai, chủ động tương lai” do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ (HLHPN) Việt Nam với sự đồng hành của Công ty TNHH Bayer tổ chức ngày 25/9, ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng Cục trưởng, Tổng cục DS-KHHGĐ cho rằng, những năm qua, công tác DS-KHHGĐ đã có những diễn biến tích cực. Các kết quả công tác DS-KHHĐ đạt được đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân.Ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ phát biểu tại hội thảoÔng Nguyễn Doãn Tú - Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ phát biểu tại hội thảo

“Mặc dù, hệ thống y tế và dân số tại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều cải thiện đáng kể trong cung cấp dịch vụ tránh thai cho người dân. Tuy nhiên, các kết quả điều tra cho thấy nhu cầu chưa được đáp ứng về BPTT hiện đại ở phụ nữ độ tuổi 15-24 là 29,6%. Tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên và thành niên còn cao. Phá thai lặp lại còn khá phổ biến, tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng. Theo kết quả Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2016 của Tổng cục Thống kê thì cứ 100 ca phá thai của phụ nữ tuổi 15-49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn” – Tổng cục trưởng Nguyễn Doãn Tú lo ngại.

Báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây cho thấy, thực trạng phá thai to ở VTN chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 10% trong tổng số ca phá thai; các trường hợp phá thai to trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên. Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP Hồ Chí Minh năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai, trong đó có 2,4% là VTN...Đây là con số thống kê từ các bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ phòng khám tư, bệnh viện tư thì chưa thống kê được...

Mang thai ở lứa tuổi vị thanh niên không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe, mà còn làm mất đi tiềm năng ở các em gái, rút ngắn cơ hội học hành, đánh mất và hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống, khiến những bà mẹ trẻ và cộng đồng nơi họ sinh sống chìm trong cảnh đói nghèo.

“Xuất phát từ thực tế trên, trong thời gian tới, việc thực hiện các mục tiêu về KHHGĐ vẫn tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác dân số, đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai, xã hội hóa dịch vụ và các phương tiện tránh thai, đảm bảo tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp đối với các nhóm dân cư khác nhau, dần dần xóa bỏ khác biệt trong tiếp cận dịch vụ KHHGĐ giữa các vùng địa lý khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào hiện đang sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa” – ông Nguyễn Doãn Tú cho biết.

Chủ động tránh thai, chủ động tương lai

Phá thai không an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh thứ phát. Không chỉ yêu và quan hệ tình dục sớm, một số em gái còn là nạn nhân của tình trạng xâm hại tình dục, khi gia đình phát hiện thai đã to, lại sợ điều tiếng, phải đưa đến cơ sở y tế tư nhân để phá thai.

Tổng Cục DS-KHHGĐ, Hội LHPNVN và Công ty Bayer Việt Nam đã thực hiện Lễ ký kết giữa 3 bên về kế hoạch 5 năm (2021-2025) cho giai đoạn 2 của Chương trìnhTổng Cục DS-KHHGĐ, Hội LHPNVN và Công ty Bayer Việt Nam đã thực hiện Lễ ký kết giữa 3 bên về kế hoạch 5 năm (2021-2025) cho giai đoạn 2 của Chương trình.

Tại hội thảo, Tổng cục trưởng Nguyễn Doãn Tú cho rằng, phòng tránh thai mang lại rất nhiều lợi ích như giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh đẻ của mình như chủ động về thời gian sinh đẻ, khoảng cách sinh và số lượng con sinh ra, tránh được những tai biến sản khoa và tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Theo đó, Tổng cục Dân số đã thực hiện nhiều hoạt động  nhằm tuyên truyền về các biện pháp tránh thai an toàn đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Sau 4 năm hoạt động, Chương trình truyền thông xã hội về các kết quả đạt được cho kế hoạch dài hạn 4 năm với chủ đề “Là phụ nữ tôi chọn sống chủ động” do Tổng cục DS-KHHGĐ và Hội LHPN Việt Nam thực hiện với sự tham gia góp sức của Bayer Việt Nam đã được tổ chức bài bản trên quy mô toàn quốc, thường xuyên được cập nhật và  hoàn thiện nội dung trong suốt những năm qua. Trong năm đầu tiên, chương trình đã tổ chức liên tiếp 12 hội thảo chuyên đề phổ cập kiến thức phòng tránh thai tại 12 tỉnh thành với hơn 1.200 chị em là cán bộ nòng cốt của HLHPN VN tham gia. Đồng thời có hơn 428,000 chị em phụ nữ trong cả nước đã sôi nổi tham gia cuộc thi online “Hiểu về tránh thai”. Đây là kênh truyền thông trực tuyến giúp chị em kiểm tra kiến thức về phòng tránh thai với nguồn thông tin chính xác tin cậy. 

Tiếp nối thành công đó, trong hai năm 2018-2019, chương trình tiếp tục lan tỏa rộng rãi đến đông đảo các bộ dân số, cán bộ phụ nữ địa phương. Chương trình đã tổ chức nhiều hoạt động như hội thảo quy mô lớn, cuộc thi "Cùng viết nên câu chuyện truyền cảm hứng" dành cho các cán bộ dân số, ra mắt App Mobile với tên “Sống chủ động”, đây là nơi tổng hợp đầy đủ tất cả các kiến thức về sức khỏe sinh sản, các phương pháp ngừa thai, cũng là nơi giao lưu với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản… thu hút hàng triệu phụ nữ, học sinh, sinh viên trong độ tuổi sinh sản tham gia. Tính đến cuối năm 2019, chương trình đã có hơn 25 triệu chị em phụ nữ trên khắp cả nước sẽ trực tiếp được chính những cán bộ dân số tư vấn trực tiếp bài bản về cách lựa chọn các phương pháp tránh thai phù hợp.

Tiếp nối thành công của “Chương trình Truyền thông KHHGĐ vì sức khỏe cộng đồng” trong giai đoạn 1, tại Hội thảo năm nay, Tổng Cục DS-KHHGĐ, Hội LHPNVN và Công ty Bayer Việt Nam đã thực hiện Lễ ký kết giữa 3 bên về kế hoạch 5 năm (2021-2025) cho giai đoạn 2 của Chương trình. Đại diện công ty Bayer cho biết sẽ luôn ủng hộ các chương trình của quốc gia như “Chủ động tránh thai, tròn vai thiên chức” và chia sẻ các nỗ lực, hành động giúp phụ nữ nâng cao nhận thức, làm giàu vốn hiểu biết về tránh thai thai an toàn.

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.