Hà Nội - nơi hội tụ văn hóa các vùng miền để "chưng cất" nên giá trị

Chia sẻ

Sáng 28/9, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo "Nguồn lực văn hóa trong chiến lược phát triển "Thành phố sáng tạo" của Thủ đô Hà Nội".

Tham dự hội thảo có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, PGS.TS Đoàn Minh Huấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và thành phố Hà Nội; các nhà quản lý, nhà khoa học.

Xây dựng nguồn lực văn hóa trong chiến lược phát triển "Thành phố sáng tạo"

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy phát biểu khai mạc Hội thảo nhấn mạnh: Hà Nội có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đó là Thủ đô của cả nước, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; là “Thành phố vì hòa bình”. Một ưu thế tuyệt đối riêng có của Hà Nội là lịch sử 1.010 năm Thăng Long - Hà Nội; nơi hội tụ văn hóa mọi vùng miền để chưng cất nên giá trị Thăng Long – Hà Nội rồi lan tỏa đến cả nước; được kết tinh trong chiều sâu cốt cách con người Thăng Long - Hà Nội, không gian văn hóa đặc sắc Thăng Long – Hà Nội không thể nhầm lẫn với bất cứ địa phương nào, trong các di tích – danh thắng, trong toàn bộ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội khai mạcPhó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội khai mạc

Lịch sử xác quyết rằng, văn hóa Thăng Long - Hà Nội là nguồn lực nội sinh giàu năng lượng được hội tụ, lan tỏa rộng khắp để góp phần làm nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng với Hà Nội không chỉ là trung tâm quyền lực chính trị mà có bệ đỡ của sức mạnh “mềm” chính là trung tâm văn hóa. Sở dĩ có điều ấy bởi Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước, được chắt lọc, tiếp biến qua tiến trình lịch sử để rồi cấu tạo nên cốt cách và diên cách văn hóa Thăng Long – Hà Nội với tinh thần tự hào “dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. 

Với Thủ đô Hà Nội, có thể khẳng định rằng, vai trò trung tâm lớn về văn hóa của cả nước chính là đặc trưng riêng có bên cạnh trung tâm chính trị - hành chính đất nước, làm trung tâm quyền lực “cứng” luôn có bệ đỡ bởi trung tâm quyền lực “mềm”. Tính chất, vai trò trung tâm lớn về văn hóa của Hà Nội còn chi phối đến định hướng phát triển kinh tế cũng có những yêu cầu riêng, nhất là không được ưu tiên phát triển kinh tế bằng mọi giá nếu làm suy yếu tính chất trung tâm quyền lực chính trị, làm tổn hại đến trung tâm văn hóa ..

Đóng góp ý kiến trong việc xây dựng nguồn lực văn hóa trong chiến lược phát triển "Thành phố sáng tạo" của Hà Nội, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn đề cập hai lĩnh vực là "văn hóa sống của con người" và "văn hóa cảnh quan của Thủ đô". Về văn hóa sống của con người, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng, thứ nhất nói về con người, chúng ta vẫn tự hào người Tràng An, nhưng do vận động của xã hội, người Hà Nội gốc còn ít, hiện nay Hà Nội nói bằng 63 thứ tiếng của các tỉnh thành, nên cần phải nghĩ ra một giá trị chung cho người Hà Nội, thể hiện văn hóa, kết tinh của văn hóa Hà Nội gốc, trong đó có cả mở cửa thân thiện để hội nhập thế giới. Kết hợp đầu tư giáo dục, tự giác và những chính sách xã hội mang tính kỷ cương, kỷ luật. Đã đến lúc hoạch định ra một giá trị chung cho con người Việt Nam, mà tiêu biểu là Hà Nội.

Về "văn hóa cảnh quan của Thủ đô", PGS.TS Tạ Ngọc Tấn góp ý, ai đến Hà Nội cũng thấy đẹp. Hà Nội còn là nơi tiếp đón khách cả thế giới, 1000 năm Thăng Long Hà Nội có gì, cần nghĩ đến chiến lược phát triển cảnh quan nghiêm túc và có đầu tư thực sự. Tại sao Hà Nội không có biểu tượng chào đón ở 5 cửa ô, cần lưu ý đến việc điều chỉnh quy hoạch cũng như xây dựng các công trình văn hóa, như tượng đài, công trình điêu khắc về các danh nhân của Hà Nội và cả nước; các công trình kiến trúc dân dụng cần phải có bóng dáng đặc trưng dân tộc.

Với tham luận "Hãy để rồng thiêng được cất cánh: Nguồn lực văn hóa là nền tảng cho sự phát triển của thành phố Hà Nội trong thế kỷ XXI", Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft cho rằng, điều quan trọng của việc gia nhập "Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO" chỉ là bước khởi điểm trong quá trình định vị sự phát triển của Hà Nội với tư cách là một Thủ đô sáng tạo. "Hà Nội là một thành phố đầy cảm hứng, đại diện cho khao khát thay đổi", ông Michael Croft nhận xét.

Theo Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, cách tiếp cận "Thành phố sáng tạo định hướng Thủ đô sáng tạo" giúp cho Hà Nội thực hiện những sáng kiến phát triển dựa trên một thái độ chủ động, cởi mở chia sẻ về những lựa chọn ưu tiên đầu tư của thành phố với các đối tác tư nhân và quốc tế.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất giải pháp về việc phát huy tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực văn hóa của Thủ đô Hà Nội trong xây dựng "Thành phố sáng tạo".

Phải có người đứng đầu, ban chỉ đạo thành phố

PGS-TS Đào Duy Quát - Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương thẳng thắn nhận định, người lãnh đạo quản lý về văn hóa các cấp còn hạn chế cả về khái niệm, vị trí vai trò, hành động, nhận thức, thể chế hóa các quan điểm, các nhiệm vụ của nghị quyết Trung ương 5 thành các cơ chế chính sách. 15 năm mà thể chế hóa được 10%. Cần có tổ chức thực hiện, phải có một ban chỉ đạo trung ương cũng như ban chỉ đạo thành phố, có người đứng đầu triển khai các vấn đề này.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Viện khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, sáng tạo văn hóa, trong đó giáo dục là thành tố cốt lõi. Chúng ta phải định hình từ trong nhà trường cho đến hệ sinh thái.

Phát biểu kết thúc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, đây là hội thảo khoa học có quy mô lớn, nội dung tập trung cho chủ đề cần trao đổi, nghiên cứu. Ban tổ chức đã nhận được gần 100 bài tham luận của các nhà lãnh đạo, quản lý thực tiễn ở trung ương và Hà Nội; các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành.

Các kiến nghị và giải pháp được đưa ra trong Hội thảo dưới nhiều góc nhìn đã thể hiện sự tâm huyết, trăn trở của các tác giả đối với vấn đề lớn, có ý nghĩa quan trọng. Tất cả đều hướng mục tiêu phát huy hiệu quả nguồn lực văn hóa để xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo của Việt Nam cũng như thủ đô, trung tâm sáng tạo của Đông Nam Á, tạo cơ sở cho việc mở rộng mạng lưới các thành phố sáng tạo trên cả nước, nâng cao sức mạnh mềm Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng nhắc nhở, sau hội thảo, Ban Tổ chức cần rà soát, biên tập lại để ứng dụng kết quả hội thảo phục vụ trực tiếp cho các công tác lãnh đạo, quản lý.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.