WHO cùng các đối tác nhanh chóng gửi các bộ kít test nhanh COVID-19 cho các nước nghèo

Chia sẻ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo đã cùng các đối tác hàng đầu thông qua một kế hoạch triển khai 120 triệu bộ kít xét nghiệm chẩn đoán nhanh virus corona nhằm giúp các nước thu nhập thấp và trung bình, giúp kéo gần khoảng cách được xét nghiệm giữa người dân các nước giàu và nghèo.

Với giá chỉ 5 USD/bộ kít xét nghiệm chẩn đoán nhanh dựa trên kháng nguyên, chương trình này dự kiến được bắt đầu vào tháng tới nhằm cung cấp khả năng xét nghiệm tốt hơn cho các khu vực khó tiếp cận với các xét nghiệm PCR vốn thường được sử dụng ở các quốc gia có điều kiện kinh tế hơn.

Các xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên hoặc protein được tìm thấy trên bề mặt của virus. Chúng thường được coi là kém chính xác hơn - mặc dù nhanh hơn nhiều so với các xét nghiệm di truyền cấp cao hơn - còn được gọi là xét nghiệm PCR. Tuy nhiên xét nghiệm PCR yêu cầu phải xử lý bằng các thiết bị, hóa chất và phòng thí nghiệm chuyên biệt. Đồng thời, phải mất vài ngày mới cho ra kết quả.

Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus ca ngợi chương trình là “một tin tốt” trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Ông nói: “Những thử nghiệm này cung cấp kết quả đáng tin cậy trong khoảng 15 đến 30 phút, thay vì vài giờ hoặc vài ngày, với mức giá thấp hơn với thiết bị kém phức tạp hơn. Điều này sẽ cho phép mở rộng thử nghiệm, đặc biệt là ở những khu vực khó tiếp cận không có cơ sở phòng thí nghiệm hoặc đủ nhân viên y tế được đào tạo để thực hiện xét nghiệm PCR”.

Tiến sĩ Catharina Boehme, giám đốc điều hành của một nhóm phi lợi nhuận có tên là Quỹ Chẩn đoán Sáng tạo Mới, cho biết chương trình này sẽ được triển khai tại 20 quốc gia châu Phi và sẽ dựa vào sự hỗ trợ của các nhóm bao gồm Sáng kiến ​​Tiếp cận Sức khỏe Clinton. Các xét nghiệm chẩn đoán sẽ do SD Biosensor và Abbott cung cấp.

Nhân viên y tế cầm gạc chuẩn bị test nhanh COVID-19 tại một trường trung học ở Rome.Nhân viên y tế cầm gạc chuẩn bị test nhanh COVID-19 tại một trường trung học ở Rome.

Peter Sands, giám đốc điều hành của Global Fund, một đối tác hoạt động nhằm chấm dứt dịch bệnh cho biết, họ có thể chi 50 triệu đô la cho cơ chế ứng phó COVID-19 của mình. Việc triển khai các xét nghiệm chẩn đoán nhanh kháng nguyên sẽ là một “bước tiến quan trọng” để giúp ngăn chặn và chống lại corona virus. Ông nói: “Chúng không phải là một viên đạn bạc, nhưng có giá trị bổ sung cho các xét nghiệm PCR, vì mặc dù chúng kém chính xác hơn nhưng chúng nhanh hơn, rẻ hơn và không cần phòng thí nghiệm”.

Nhiều quốc gia giàu có cũng đang phải đối mặt với các vấn đề trong việc đưa ra các xét nghiệm chính xác. Các quốc gia như Pháp, Hoa Kỳ hay ở Anh và Tây Ban Nha đều đã từng đối mặt với tình trạng các bộ test nhanh không chính xác.

Việc triển khai thử nghiệm ở các nước nghèo hơn nhằm mục đích giúp các nhân viên y tế nắm bắt tốt hơn nơi virus đang lưu hành và ngăn chặn chúng. Các quốc gia thu nhập cao hiện đang thực hiện 292 test mỗi ngày trên 100.000 dân - trong khi các quốc gia có thu nhập thấp nhất thực hiện 14 trên 100.000 dân.

Ông Peter Sands cho biết 120 triệu bộ kit test nhanh khi được đưa ra sẽ tạo ra "sự gia tăng đáng kể" trong việc xét nghiệm, tuy nhiên đó vẫn chỉ là một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế tại các nước nghèo.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.