Hà Nội luận bàn giải pháp xử lý môi trường khu vực nông thôn

Chia sẻ

Sáng 29/9, Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” tổ chức hội thảo liên kết “4 nhà” về xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02 của Thành ủy chủ trì hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu cho biết, xác định “tam nông” là một trong những chương trình công tác trọng tâm của Thành ủy, những năm qua, Hà Nội luôn quan tâm tới khu vực này. Tuy nhiên, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, nông thôn Hà Nội đang đối mặt với nhiều loại ô nhiễm từ nước thải, rác thải sinh hoạt, làng nghề, chăn nuôi... Đây là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân, đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ, đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, về nước thải, Hà Nội có 3 nguồn ô nhiễm chính là nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề; nước thải trong chăn nuôi; nước thải sinh hoạt.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong đó mới có 26 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Hà Nội có 1.350 làng có nghề, kết quả điều tra, khảo sát, lấy mẫu và phân tích nguồn nước tại 292 làng nghề giai đoạn 2017-2020 cho thấy, 139 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng (chiếm 47,6%), 95 làng nghề ô nhiễm (chiếm 32,5%), 58 làng nghề không ô nhiễm về nguồn nước (chiếm 19,9%), tỷ lệ nước thải làng nghề được thu gom xử lý chỉ chiếm khoảng 5,2%.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Ước tính năm 2020, Hà Nội có 25,5 nghìn con trâu; 139,6 nghìn con bò; 1,76 triệu con lợn; 38 triệu con gia cầm. Mặc dù các hầm khí sinh học (biogas) được xây dựng theo đúng quy chuẩn, nhưng hệ thống này chỉ phát huy đối với các cơ sở chăn nuôi dưới 100 con. Với các trang trại chăn nuôi lớn, hệ thống bị quá tải, lượng nước thải ra môi trường không bảo đảm...

Về chất thải rắn, hiện nay, khối lượng vận chuyển rác thải sinh hoạt của toàn thành phố về các khu xử lý rác thải tập trung khoảng 6.500 tấn/ngày. Trong đó, rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn khoảng 2.424 tấn/ngày. Rác sinh hoạt của các hộ gia đình chưa được phân loại xử lý tại nguồn, trong đó rác thải hữu cơ là yếu tố chính gây ô nhiễm môi trường...

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, đây là lần thứ 3 trong nhiệm kỳ 2016 - 2020, Ban chỉ đạo Chương trình số 02 tổ chức hội thảo liên kết 4 nhà. Nội dung của hội thảo cũng là vấn đề Thành ủy phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm xây dựng khung chương trình cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong giai đoạn tiếp theo.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh, Hà Nội luôn xác định phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.Chính vì vậy, trong 10 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, TP đã tập trung, lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều chương trình, đề án, dự án, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Với sự vào cuộc của các tầng lớp Nhân dân, đến nay, bộ mặt nông thôn thay đổi toàn diện. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao. Công tác bảo vệ môi trường được toàn xã hội quan tâm, thực hiện. Nhiều địa phương đã trở thành điểm sáng, với những cách làm sáng tạo trong cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn, điển hình như các huyện: Đan Phượng, Thanh Trì…

Các đồng chí lãnh đạo tham quan sản phẩmCác đồng chí lãnh đạo tham quan sản phẩm.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu các sở, ngành TP căn cứ chức năng nhiệm vụ để cụ thể hoá đề án bảo vệ môi trường nông thôn. Trong đó, ưu tiên các đề tài mang tính ứng dụng cao, thiết thực cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường. UBND các quận, huyện, thị xã và các xã tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao vai trò của người đứng đầu trong hệ thống chính trị tại cơ sở, sự vào cuộc và nhận thức của người dân trong thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường tại khu dân cư và trong đời sống hàng ngày. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải thiện và khôi phục chất lượng môi trường, đẩy mạnh trồng cây xanh, trồng hoa dọc các tuyến đường giao thông để tạo cảnh quan Xanh - sạch - đẹp - văn minh.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Lưu ý khi du lịch bằng ô tô tự lái

Lưu ý khi du lịch bằng ô tô tự lái

(PNTĐ) - Dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, nhiều gia đình chọn đi du lịch bằng xe ôtô tự lái. Để chuyến đi được an toàn, có mấy lưu ý sau:
Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp  trên VNeID

Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(PNTĐ) - Hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VneID) và Hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) do Sở Tư pháp Hà Nội biên soạn được đăng tải tại Trang thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/ và Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp Hà Nội https://sotuphap.hanoi.gov.vn.
Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

(PNTĐ) - Tối 22/4, Hội LHPN quận Đống Đa tổ chức “Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo”. Phó chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Đống Đa Nguyễn Anh Cường đến dự.