Để người cao tuổi sống hạnh phúc

Chia sẻ

Làm thế nào để người cao tuổi (NCT) sống hạnh phúc trong bối cảnh cuộc sống gia đình và xã hội đang có nhiều thay đổi? Đây là vấn đề không chỉ NCT quan tâm mong muốn mà còn là “chiến lược” của xã hội khi mà Việt Nam đang ở trong bối cảnh già hóa dân số nhanh.

Ông bà Trần Trọng Huyền và Phan Thị Sỹ lựa chọn cuộc sống tự lập để sống già hạnh phúcÔng bà Trần Trọng Huyền và Phan Thị Sỹ lựa chọn cuộc sống tự lập để sống hạnh phúc tuổi già.

Dành cả thanh xuân để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, những năm tháng nghỉ hưu, ông Trần Trọng Huyền (78 tuổi, nguyên Chủ tịch công đoàn Công ty khảo sát đo đạc xây dựng, Hà Nội) và vợ là bà Phan Thị Sỹ (78 tuổi, Bí thư đảng ủy Nhà máy dệt 19/5) đang có cuộc sống yên bình tại TDP số 7, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng. Về hưu, ông Huyền còn làm Bí thư chi bộ TDP và bà làm cán bộ phụ nữ phường trong suốt 15 năm rồi mới nghỉ hẳn.

Ở phường Phố Huế, hai ông bà nổi tiếng là chăm con, chăm cháu và… chăm nhau rất giỏi. Với hai người già, chọn cách sống dựa vào nhau thay vì “trông chờ” vào con cháu khiến họ hạnh phúc. Dù ông bà không thiếu tình thương yêu và sự chăm sóc của các con. Lớn lên trong chiến tranh, nghèo khó, họ đều có tính cách tự lập, không bị phụ thuộc và dạy điều đó cho các con, cháu mình. Ông bà cũng bày tỏ, con cái cũng có cái lý của nó mà mình cần tôn trọng. Có đôi cánh, các con cứ bay. “Không thể vì lý do nào đó mà bắt chúng ở lại và mãi ở bên mình được. Với chúng tôi, hạnh phúc là nhìn thấy các con, cháu trưởng thành, ngoan ngoãn, thấu hiểu đạo lý và luôn có ông bà, bố mẹ ở trong tim”.

Những NCT lựa chọn cuộc sống già tự lập giống như vợ chồng ông Huyền ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Một thực tế ngày càng thấy rõ hiện nay là con cái có thể chu cấp cho cha mẹ, nhưng không muốn sống chung. Giá trị sống, giá trị văn hóa và quan niệm đạo đức giữa các thế hệ ngày càng khác biệt.

Một bộ phận NCT là những người có kiến thức, kinh nghiệm, trong số họ, rất nhiều người là những chuyên gia, người lao động trình độ cao của các ngành, lĩnh vực; có sức khỏe, có nguyện vọng tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội. Họ không muốn nghỉ ngơi thụ động, phụ thuộc vào con cái mà muốn có cuộc sống chủ động, tích cực, tham gia công việc gia đình, xã hội.

Được xếp vào nhóm mười nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, Việt Nam sẽ có số người NCT chiếm 17% dân số cả nước theo dự báo đến năm 2030 và đến năm 2050 tỷ lệ này là 25%.

Tuy vậy, hệ thống an sinh xã hội chúng ta vẫn chưa đảm bảo được mức sống tối thiểu cho một bộ phận NCT sau khi họ đã trải qua một đời lao động, cống hiến. Với mức lương hưu trung bình khoảng 1,5-2,5 triệu đồng/tháng (tương đương 70-100 USD), số tiền này đưa họ vào nhóm cận nghèo theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới. Người già trên 80 tuổi được trợ cấp 160.000 đồng/tháng (chưa đến 8 USD). Một bộ phận rất lớn người già hiện nay là người lao động tự do, quá 60 tuổi không có lương hưu. Nhiều người phải tự bươn chải với các công việc có thu nhập rất thấp (bán hàng rong, bán vé số…).

Chủ tịch Trung ương Hội NCT Việt Nam Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, hiện nay đã có những mô hình chăm sóc NCT thông qua công tác xã hội hóa nhưng chưa nhiều; vẫn còn những rào cản cho việc ra đời và hoạt động của các trung tâm chăm sóc NCT do cá nhân, tổ chức thành lập. Để chăm sóc tốt cho NCT, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức và gia đình về trách nhiệm kính trọng, giúp đỡ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT; sắp xếp lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường thân thiện, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng và với xã hội.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.