Khai thông “sức mạnh mềm” văn hóa để Hà Nội phát triển bền vững

Chia sẻ

Sáng 28/9, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo “Nguồn lực văn hóa trong chiến lược phát triển “Thành phố sáng tạo” của Thủ đô Hà Nội. Đây là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý đóng góp, chia sẻ những ý kiến, đề xuất các chính sách, giải pháp cho Hà Nội trong chiến lược phát triển “Thành phố sáng tạo”

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu khai mạc hội thảoPhó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu khai mạc hội thảo

Xây dựng văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy phát biểu khai mạc Hội thảo nhấn mạnh, Hà Nội có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, là Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Thủ đô Hà Nội có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa những giá trị cao quý của dân tộc, tiêu biểu cho lương tri, phẩm giá con người; được tổ chức UNESCO vinh danh là “Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”.

“Một ưu thế tuyệt đối, riêng có của Hà Nội là lịch sử hơn 1.000 năm hình thành và phát triển. Văn hóa Thăng Long - Hà Nội là nguồn lực nội sinh giàu năng lượng, ngày càng hội tụ, lan tỏa rộng khắp để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, với Hà Nội không chỉ là trung tâm quyền lực chính trị mà còn có bệ đỡ của sức mạnh “mềm” chính là trung tâm văn hóa - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội nói.

Đóng góp ý kiến trong việc xây dựng nguồn lực văn hóa trong chiến lược phát triển "Thành phố sáng tạo" của Hà Nội, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn đề cập hai lĩnh vực là "văn hóa sống của con người" và "văn hóa cảnh quan của Thủ đô". Về văn hóa sống của con người, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng, khi nói về con người, chúng ta vẫn tự hào người Tràng An, nhưng do vận động của xã hội, người Hà Nội gốc còn ít. Hiện nay, Hà Nội nói bằng 63 thứ tiếng của các tỉnh thành, nên cần phải nghĩ ra một giá trị chung cho người Hà Nội, thể hiện văn hóa, kết tinh của văn hóa Hà Nội gốc, trong đó có việc mở cửa thân thiện để hội nhập thế giới. Kết hợp đầu tư giáo dục, tự giác và những chính sách xã hội mang tính kỷ cương, kỷ luật. Đã đến lúc hoạch định ra một giá trị chung cho con người Việt Nam, mà tiêu biểu là Hà Nội.

Về "văn hóa cảnh quan của Thủ đô", PGS.TS Tạ Ngọc Tấn góp ý, ai đến Hà Nội cũng thấy đẹp. Hà Nội còn là nơi đón tiếp du khách trên thế giới, 1.000 năm Thăng Long Hà Nội có gì, cần nghĩ đến chiến lược phát triển cảnh quan nghiêm túc và có đầu tư thực sự. Nhưng tại sao Hà Nội không có biểu tượng chào đón ở 5 cửa ô, và cần lưu ý đến việc điều chỉnh quy hoạch cũng như xây dựng các công trình văn hóa như: tượng đài, công trình điêu khắc về các danh nhân của Hà Nội và cả nước. Các công trình kiến trúc dân dụng cần phải có bóng dáng đặc trưng dân tộc.

Với tham luận "Hãy để rồng thiêng được cất cánh: Nguồn lực văn hóa là nền tảng cho sự phát triển của thành phố Hà Nội trong thế kỷ XXI", Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft cho rằng, điều quan trọng của việc gia nhập "Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO" chỉ là bước khởi điểm trong quá trình định vị sự phát triển của Hà Nội với tư cách là một Thủ đô sáng tạo. Cách tiếp cận "Thành phố sáng tạo định hướng Thủ đô sáng tạo" giúp cho Hà Nội thực hiện những sáng kiến phát triển dựa trên một thái độ chủ động, cởi mở chia sẻ về những lựa chọn ưu tiên đầu tư của thành phố với các đối tác tư nhân và quốc tế.

Các đại biểu cũng đưa ra nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất giải pháp về việc phát huy tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực văn hóa của Thủ đô Hà Nội trong xây dựng "Thành phố sáng tạo".

Hình thành và sử dụng không gian sáng tạo

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia nhấn mạnh, Hà Nội xứng đáng với nhiều thương hiệu của các lĩnh vực khác nhau. Lựa chọn Thành phố sáng tạo, theo ông, âm nhạc là một lĩnh vực trong sáng tạo, mang lại dấu ấn cho một xã hội đô thị hiện đại, thu hút du khách tác động đến các ngành nghề khác phát triển. Lễ Hội âm nhạc Gió mùa sẵn có ở Hà Nội thể hiện nhiều sáng tạo, giúp quảng bá cả Hà Nội và Việt Nam, đi theo đúng trào lưu tổ chức sự kiện trên thế giới, góp phần định hướng cho âm nhạc Việt Nam. Hà Nội cũng có nhiều tiềm năng khai thác, quảng bá điện ảnh. Sử dụng liên hoan quốc tế như điểm nhấn trong sáng tạo của Hà Nội. Thời trang cũng là ưu thế lớn của Việt Nam, nếu xây dựng một tuần lễ thời trang của Việt Nam tại Hà Nội sẽ thu hút. Hà Nội có thể lựa chọn Tuần lễ thời trang Việt Nam như một sự kiện quảng bá ra thế giới. Ngoài ra, có thể tổ chức tuần lễ ẩm thực, tuần lễ thể thao, tuần lễ Hà Nội sáng tạo, các giải đua xe, trận bóng đá.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, thành phố nên xây dựng thêm không gian để người dân tự tổ chức hoạt động, thực hiện ý tưởng mới của mình, tổ chức những nơi này phi lợi nhuận. Các không gian này sẽ có tác động lan tỏa tới doanh nghiệp toàn quốc và thế giới để đầu tư, phát triển Hà Nội.

Một số ý kiến chuyên gia đồng tình vấn đề này và góp ý thêm, Hà Nội có khá nhiều nhà máy bỏ hoang, chúng ta có thể quản lý để tạo ra các không gian giúp doanh nghiệp, cá nhân sáng tạo, những nhà làm phim trẻ, những nhà nhiếp ảnh có thể có không gian đó để sáng tác, thúc đẩy những nghệ sĩ hoặc nhóm nghệ sĩ hoạt động độc lập.

PGS.TS Đào Duy Quát - Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương thẳng thắn nhận định, người lãnh đạo quản lý về văn hóa các cấp còn hạn chế cả về khái niệm, vị trí vai trò, hành động, nhận thức, thể chế hóa các quan điểm, các nhiệm vụ của nghị quyết Trung ương 5 thành các cơ chế chính sách. 15 năm mà thể chế hóa được 10% nên phải có một ban chỉ đạo trung ương cũng như ban chỉ đạo thành phố, có người đứng đầu đủ thẩm quyền để triển khai các vấn đề này.

Phát biểu kết thúc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, các kiến nghị và giải pháp được đưa ra trong Hội thảo dưới nhiều góc nhìn đã thể hiện sự tâm huyết, trăn trở của các tác giả đối với vấn đề lớn, có ý nghĩa quan trọng của Thủ đô. Tất cả đều hướng mục tiêu phát huy hiệu quả nguồn lực văn hóa để xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo của Việt Nam cũng như Thủ đô, trung tâm sáng tạo của Đông Nam Á, tạo cơ sở cho việc mở rộng mạng lưới các thành phố sáng tạo trên cả nước, nâng cao sức mạnh mềm Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Bài và ảnh: PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội: Thành lập 4 đoàn kiểm tra bàn giao tài liệu ở cấp xã

​ Hà Nội: Thành lập 4 đoàn kiểm tra bàn giao tài liệu ở cấp xã

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3644/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3432/QĐ-UBND ngày 28/6/2025 của Chủ tịch UBND thành phố về thành lập các đoàn kiểm tra, hướng dẫn việc bàn giao tài liệu lưu trữ tại các đơn vị hành chính cấp xã mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội công bố 100 thủ tục hành chính mới, sửa đổi bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Hà Nội công bố 100 thủ tục hành chính mới, sửa đổi bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

(PNTĐ) - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và căn cứ các quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 961/QĐ-TTPVHCC về việc công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội. Theo đó, 100 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sắp có chính sách học bổng cho người học các ngành học STEM

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sắp có chính sách học bổng cho người học các ngành học STEM

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ,Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trả lời câu hỏi của phóng viên về việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nhóm ngành công nghệ cao có sự chuẩn bị nhân sự như thế nào và các sinh viên học ngành này được ưu đãi những gì?
Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời liên quan đến Nghị định 117/2025/NĐ-CP về quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử có hiệu lực từ tháng 7/2025, chuyển trách nhiệm kê khai và nộp thuế từ hàng triệu cá nhân bán hàng nhỏ lẻ sang các tổ chức quản lý sàn thương mại điện tử và các nền tảng số có chức năng thanh toán.