Trong quý IV năm 2020, Hà Nội phấn đấu đạt tăng trưởng từ 5% trở lên

Chia sẻ

Sáng 30/9, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội giao ban trực tuyến với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý III/2020 bàn về kết quả phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2020.

Chủ trì hội nghị từ điểm cầu chính đặt tại trụ sở Thành ủy Hà Nội có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố; Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Đào Đức Toàn, Phó Bí thư Thành ủy.

Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị.Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị.

Khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, Hội nghị lần này sẽ tập trung phân tích tình hình kinh tế - xã hội thành phố 9 tháng qua, từ đó tìm ra điểm mạnh để phát huy, điểm yếu kém để khắc phục và điểm nghẽn để tập trung giải quyết. Phát triển kinh tế - xã hội vừa qua như cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, thành phố đã vượt chướng ngại vật, đã tăng tốc, quý IV là lúc phải về đích thành công, quyết tâm đạt được mục tiêu đã hứa với Trung ương và Chính phủ là tăng trưởng GRDP cao gấp 1,3 lần mức tăng GDP cả nước và đạt mức thu ngân sách cao nhất", Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND thành phố do Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Doãn Toản trình bày, kết quả phát triển kinh tế - xã hội quý III/2020 có 5 điểm nổi bật. Đó là: Sản xuất nông nghiệp tăng khá cao và dự báo quý IV tiếp tục tăng ổn định; sản xuất công nghiệp khôi phục hoạt động bình thường trở lại và dần lấy lại đà tăng trưởng; ngành Xây dựng tiếp tục tăng cao nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công công trình; hoạt động bán buôn, bán lẻ tiếp tục tăng cao; hệ thống tín dụng, ngân hàng ổn định, dư nợ tín dụng ngân hàng duy trì tăng trưởng khá.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố ước thực hiện quý III/2020 là 50.027 tỷ đồng, đạt 17,9% dự toán; lũy kế 9 tháng qua, thành phố đã thu được 176.937 tỷ đồng, đạt 63,5% dự toán, bằng 92,8% so với cùng kỳ năm 2019. Thu ngân sách 9 tháng qua đạt thấp so với tiến độ và giảm so cùng kỳ chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và trong kỳ có 13.829 tỷ đồng số thuế và tiền thuê đất đến hạn nộp được gia hạn theo Nghị quyết số 41/2020/NQ-CP. Nếu tính cả số thu được gia hạn này, tổng thu ngân sách ước thực hiện 9 tháng là 190.766 tỷ đồng, đạt 68,4% dự toán, bằng 100,1% so với cùng kỳ năm 2019.

 Trong bối cảnh khó khăn như vậy, các lĩnh vực văn hóa, xã hội thành phố tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm. 100% người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã được nhận hỗ trợ. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và khai giảng năm học mới 2020-2021 diễn ra an toàn.

Trong quý IV/2020, thành phố phấn đấu đạt tăng trưởng từ 5% trở lên. Mức tăng này sẽ bảo đảm cao gấp 1,3 lần tăng trưởng GDP cả nước năm 2020.

Tham luận tại hội nghị, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, quận Hoàn Kiếm đã nỗ lực thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù tốc độ tăng trưởng thương mại, dịch vụ và du lịch của quận 9 tháng năm 2020 sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song quận đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm phục hồi đà tăng trưởng sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Quận cũng đã kịp thời tham mưu với thành phố tạm dừng và tổ chức trở lại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm; chi trả kịp thời chế độ cho các đối tượng chính sách bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh…

 Trong những tháng cuối năm 2020, quận sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình chào mừng 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, đặc biệt là xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Hoàn Kiếm nhiệm kỳ 2020-2025 và Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội. Quận Hoàn Kiếm cũng kiến nghị thành phố xem xét cho phép triển khai thí điểm phát triển kinh tế ban đêm; phê duyệt phương án xây dựng cột mốc km số 0 để phát triển du lịch của quận...

Trong khi đó, lãnh đạo các huyện: Đông Anh, Chương Mỹ, Gia Lâm đề xuất thành phố tập trung hỗ trợ kinh phí để xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao; xây dựng huyện thành quận… Đại diện các huyện cũng kiến nghị thành phố hỗ trợ kinh phí phòng cháy, chữa cháy, phát triển chăn nuôi, phê duyệt các dự án phát triển hạ tầng nông thôn, giúp người dân khu vực ngoại thành yên tâm phát triển kinh tế.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Kim Sơn (Sơn Tây) đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu

(PNTĐ) - Ngày 20/4, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là những ghi nhận cho sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kim Sơn trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 (đạt chuẩn với 5 lĩnh vực: An ninh trật tự, Văn hóa, Y tế, Du lịch, Chuyển đổi số).
Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.