Cắt bỏ quy định này lại mọc ra quy định khác

Chia sẻ

Đây là một trong những bất cập liên quan tới vấn đề thủ tục hành chính, được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu ra tại buổi họp báo về Nghị quyết 68/NQ-CP ban hành chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025, diễn ra vào chiều 30/9.

Việt Nam đã cắt giảm 3.893/6.191 thủ tục đăng ký kinh doanh

Thông tin tại buổi họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: Thực hiện Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02 hàng năm, Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu: Cắt giảm 3.893/6.191 thủ tục đăng ký kinh doanh; Cải cách quy định kiểm tra chuyên ngành liên quan đến 6.776/ 9.926 dòng hàng; Tiết kiệm 260 triệu USD/năm; Mở rộng mô hình dịch vụ công 1 cửa; Tích hợp 1.400 thủ tục hành chính lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, tiết kiệm 6.700 tỷ đồng/năm.

Cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đến nay, xếp thứ hạng Việt Nam đã nâng 20 bậc, xếp thứ 70/190 quốc gia về kinh tế và thứ 5 trong ASEAN. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh của Việt Nam được đánh giá tăng 10 bậc từ 77 lên 67/141 quốc gia lãnh thổ và thứ 7 trong ASEAN. Tạp chí NewYork Times cũng xếp Việt Nam đứng thứ 8/80, như vậy cũng là 1 trong 10 quốc gia tốp đầu của nền kinh tế tốt nhất thế giới.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo. (Ảnh: VGP)

"Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đó, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là trong các văn bản pháp luật hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, đang là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân. Cụ thể, việc cải cách ở một số nơi vẫn còn chậm, thậm chí còn tình trạng cắt bỏ quy định này, lại mọc ra quy định khác.

Bên cạnh đó, thực hiện thủ tục hành chính vẫn bằng hình thức thủ công, khiến người dân, doanh nghiệp phải đến các cơ quan, nộp giấy tờ trực tiếp và người thực thi công vụ; nhiều nơi phát sinh gánh nặng hành chính không cần thiết. Nguyên nhân chính của tồn tại này là do chưa có cách tiếp cận tổng thể, cách làm và công cụ đánh giá hữu ích. Bởi vậy, Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 là công cụ để chúng ta đánh giá hoạt động cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu.

Đây cũng là chương trình cải cách mạnh mẽ, có phạm vi bao phủ rộng nhất hiện nay. Phạm vi và chương trình cải cách không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ thống kê, rà soát, đánh giá tính chi phí tuân thủ, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa tất cả các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh quy định trong văn bản QPPL đang có hiệu lực thi hành; mà cải cách toàn diện cả các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong dự án, dự thảo văn bản QPPL của các bộ. Đây là bước tiến mới.

Bên cạnh đó, không chỉ cải cách ở khâu xây dựng, ban hành văn bản QPPL mà ở đây có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, tập trung ở khâu tổ chức thực hiện các quy định này trên thực tế thông qua đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Qua đó thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ nhằm thúc đẩy cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Quan điểm là lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Từ đó, tạo động lực phát triển cho kinh tế - xã hội đất nước.

Quang cảnh buổi họp báo.Quang cảnh buổi họp báo. (Ảnh: T.H)

Cắt giảm 20% quy định, chi phí tuân thủ quy định liên quan hoạt động kinh doanh

Để thực hiện nhiệm vụ Chính Phủ giao về thực hiện NQ68, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến DŨng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan tập trung triển khai, cụ thể các nhiệm vụ sau:

Về phía các Bộ, ngành: Một là, tập trung cải cách mạnh mẽ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 68 / NQ - CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ.

Hai là, thúc đẩy việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử, tập trung lựa chọn, tái cấu trúc quy trình, cung cấp trên môi trường điện tử các TTHC có nhu cầu lớn, liên quan nhiều đến hoạt động của người dân, doanh nghiệp kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia; ban hành và triển khai Kế hoạch số hoá kết quả giải quyết TTHC.

Ba là, tiếp tục đổi mới lề lối phương thức làm việc thông qua việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, thực hiện gửi nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp chính quyền ; chuyển đổi từng bước việc điều hành dựa trên giấy tờ sang điều hành bằng dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 09/2014/NĐ-CP; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Bốn là, tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh. Tăng cường đối thoại, tham vấn, đổi mới phương pháp, quy trình, nâng cao chất lượng lấy ý kiến doanh nghiệp, người dân về các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đang có hiệu lực thi hành cũng như các quy định dự kiến sẽ ban hành thông qua hội nghị, hội thảo và trực tiếp trên Cổng tham vấn do Văn phòng Chính phủ xây dựng, quản lý.

Về phía các địa phương: Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; thực hiện kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp không theo địa giới hành chính; tham gia góp ý đối với phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh và kịp thời gửi phản ánh, kiến nghị tới các Bộ, ngành về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện các quy định; ban hành và triển khai kế hoạch số hóa giải quyết thủ tục hành chính và cấp bản sao diện tử được chứng thực từ bản chính để đảm bảo hồ sơ xử lý hoàn toàn trên moi trường điện tử theo quy định số 45/2020/NĐ-CP.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Xã Quang Minh: Đảm bảo nguồn lực cho đầu tư phát triển

Xã Quang Minh: Đảm bảo nguồn lực cho đầu tư phát triển

(PNTĐ) - Sáng 1/7/2025, HĐND xã Quang Minh khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ nhất với nhiều nội dung quan trọng về công tác nhân sự, tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh sau sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.