Người đứng đầu sẽ bị phạt tiền nếu không có biện pháp phòng chống tác hại rượu bia

Chia sẻ

Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký thông qua Nghị định 117 (hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định 176), quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Ảnh minh họa.  Nguồn IntẢnh minh họa. Nguồn Int

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu

Thông tin về Nghị định mới được ban hành, ThS. Trần Ngọc Duy – Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - cho hay: Trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã quy định rất rõ vi phạm cũng như trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Cụ thể, Điều 30 của Nghị định có quy định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200- 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia. Phạt tiền từ 500 - 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng khi không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ quan, tổ chức; không thực hiện quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức.

Nếu lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu, bia trong địa điểm không uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý, điều hành; không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người trong cơ quan thực hiện đúng quy định về không được uống, bán rượu, bia tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành sẽ bị phạt tới 5 triệu đồng.

Ngoài ra, người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải còn bị phạt từ 5-10 triệu đồng nếu không thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, những biện pháp xử phạt nói trên là hết sức cần thiết. “Các bằng chứng khoa học đã cho thấy rượu bia gây ra nhiều hệ lụy như: gây chấn thương do tai nạn giao thông; hay một số tác hại lâu dài về sau như: ung thư, tim mạch, xơ gan, ngộ độc bào thai do bà mẹ sử dụng bia rượu. Đối với xã hội, rượu bia làm suy giảm nhân lực, phá vỡ mối quan hệ…” - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.

Tuy nhiên, để Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu quả, mỗi địa phương nên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của rượu, bia; xây dựng kế hoạch triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu quả. Từng bộ, ngành phải quyết liệt phòng, chống rượu, bia. “Nếu để công chức, viên chức vi phạm quy định thì phải xử phạt nghiêm. Từ đó, làm tốt việc nêu gương của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức” – Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh.

Quy định rõ mức xử phạt với các quảng cáo rượu, bia

ThS. Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho hay: Một thực trạng đáng nói hiện nay là gần 100% quảng cáo chưa thể hiện rõ nội dung cảnh báo tác hại của rượu, bia gồm: “uống rượu bia có thể gây tai nạn giao thông”, “uống rượu, bia gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi”, “người dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia”; thay vì quảng cáo trên các phương tiện truyền thống như trước thì rượu, bia đang được quảng cáo trên mạng xã hội rất nhiều... Khắc phục vấn đề này, Nghị định 117 đã bổ sung thêm quy định quảng cáo rượu, bia và mức xử phạt liên quan.

Theo đó, trên báo nói, báo hình, đài phát thanh, không được quảng cáo rượu, bia trong khoảng thời gian từ 18-21h. Quảng cáo rượu, bia trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối, thiết bị viễn thông phải có công nghệ chặn lọc, kiểm soát tuổi người truy cập, để ngăn ngừa tình trạng người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.

Những quảng cáo vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng khi sử dụng người chưa 18 tuổi trực tiếp tham gia; đồng thời, phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có nồng độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia có thông tin, hình ảnh khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

HƯƠNG THÚY

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.