Vượt qua stress trong “mùa dịch” Covid-19

Chia sẻ

Dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đời sống kinh tế-xã hội người dân, gây nên tình trạng stress tâm lý. Vượt qua tình trạng này, chúng ta cần biết cách đối mặt, giữ vững tinh thần.

Tình trạng stress kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.Tình trạng stress kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. (Ảnh: T.H)

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân. Đây là một trong 3 thành phần chính cùng với sức khỏe thể chất và xã hội. Tình trạng tinh thần thoải mái, cuộc sống tốt, thích ứng mọi hoàn cảnh cuộc sống sẽ giúp con người có sức khỏe tâm thần tốt.

Tuy nhiên, diễn biến dịch Covid-19 trong những ngày qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân, không ít người giảm thu nhập, mất việc làm, nếp sinh hoạt bị đảo lộn, thói quen vui chơi giải trí, du lịch bị thay đổi... khiến một bộ phận không ít người dân trở nên muộn phiền, lo lâu, căng thẳng, bất an...
PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (BV Bạch Mai) cho rằng, những yếu tố trên có thể dẫn tới phản ứng tâm lý tiêu cực, stress. Ở mức độ nhẹ, con người có thể đối phó được nhưng trường hợp stress mạnh, sốc có thể gây hậu quả lớn, để lại hậu quả trước mắt và lâu dài cho sức khỏe người bệnh.

Hiện nay, nước ta đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch Covid-19. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới còn nhiều bất ổn, PGS.TS Tuấn khuyến cáo chúng ta cần học cách sống chung an toàn với dịch bệnh. Để vượt qua căng thẳng trong mùa dịch, sức mạnh tâm lý là một yếu tố cực kỳ quan trọng, nhất là với người cao tuổi.

Người vốn hay lo âu và cảm thấy cô đơn khi ít có người tâm tình, chia sẻ. Trong thời điểm dịch bệnh, người cao tuổi còn là đối tượng được khuyến cáo không nên ra ngoài, mối quan hệ càng trở nên ít đi. Chưa kể, từ 60 tuổi trở lên, trung bình 1 người cao tuổi có từ 3-5 bệnh lý mắc phải, trong trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 thì sẽ nặng hơn.

Vì vậy, PGS.TS Tuấn khuyến cáo người cao tuổi không cần hoạt động cao độ, có thể ở nhà đọc sách, tản bộ. Bên cạnh đó, người thân cần quan tâm trò chuyện với người cao tuổi trong gia đình để họ không cảm thấy lẻ loi, cô đơn.

Với trẻ em, cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc và vui chơi cùng trẻ. Hơn nữa, trẻ em có thể chưa hiểu rõ về Covid-19. Cha mẹ hãy dùng từ ngữ dễ hiểu, nhẹ nhàng để nói chuyện với các em, khuyến khích trẻ thực hành những thói quen lành mạnh thông qua các bài hát và điệu nhảy. Điều này sẽ giúp các em thấy an toàn, vui vẻ hơn.

Ngoài ra, mọi người cũng cần tăng cường hoạt động kết nối trong gia đình: cùng nhau tập thể dục, nấu nướng, làm việc nhà; thực hành lối sống tiết kiệm, không để áp lực về tài chính đổ dồn lên vai một thành viên nào đó. Đây cũng là giải pháp giúp những người kinh doanh hoặc bất cứ ai đang chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế tránh tâm lý bi quan, chán chường, tuyệt vọng... trước rủi ro không ai ngờ tới.

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).