Một Trung thu đặc biệt của châu Á trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Chia sẻ

Hàng năm, cứ vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, người dân các nước châu Á lại tưng bừng đón ngày lễ truyền thống của mình - Tết Trung thu.

Năm nay, việc tổ chức đón Trung thu ở một số quốc gia đã phải thay đổi cách thức nhằm giúp người dân vừa có thể thưởng thức một cái Tết đoàn viên ấm áp nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường.

Không còn cảnh người lớn trẻ em nô nức đến lễ hội với áo quần sặc sỡ đủ màu sắc, năm nay các gia đình sẽ lần đầu tiên được trải nghiệm Tết Trung thu trên… màn hình.

Trung thu năm nay tại Singapore vẫn được tổ chức như thường lệ nhưng khác biệt ở chỗ: Quy mô tổ chức bị hạn chế, được biết ban tổ chức đã “tiết kiệm” được tới hơn 50% kinh phí tổ chức sự kiện do giảm thiểu quy mô và đặc biệt là do sự kiện được tổ chức chủ yếu theo hình thức trực tuyến nhằm đảm bảo mọi người giữ khoảng cách an toàn. Một lễ Trung thu mang đầy ý nghĩa được tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị như các cuộc thi vẽ đèn lồng, các hội chợ và lễ rước đèn, tất nhiên, tất cả những hoạt động này đều được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Một cuộc thi ảnh với chủ đề về Trung thu cũng được tổ chức trên mạng xã hội Instagram nhằm thay thế cho các buổi trình diễn trên sân khấu truyền thống. Đặc biệt, một chuyến tham quan ảo 360 độ đến các khu phố chuyên bán đồ dành riêng cho Tết Trung thu cũng được thực hiện nhằm giúp mọi người có thể tận hưởng không khí náo nhiệt của phố phường trong ngày lễnày ngay tại chính căn nhà của mình. Một lễ rước đèn hoành tráng với khoảng hơn 700 chiếc đèn lồng cùng nhiều tác phẩm điêu khắc mô tả các họa tiết cùng các nhân vật như Chang'e (Nguyệt Quang nương nương), nữ thần mặt trăng trong thần thoại Trung Quốc được truyền hình trực tiếp qua các nền tảng trực tuyến. Ông Vincent Tan, Chủ tịch Ủy ban tổ chức Lễ hội Trung thu 2020 tại Singapore cho biết, chủ đề của trung thu năm nay là gia đình. Ông cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của mối quan hệ gia đình trong việc đưa người Singapore vượt qua cuộc khủng hoảng gây ra bởi đại dịch Covid-19. Những chiếc đèn lồng cùng các tác phẩm điêu khắc sẽ được trưng bày dọc theo các con đường chính. Ở khu trung tâm, một bức tranh cao 10 mét mô tả cảnh sum họp gia đình cũng đã được dựng lên.

Ông Vincent Tan bên cạnh những chiếc đèn Trung thu với thông điệp gia đìnhÔng Vincent Tan bên cạnh những chiếc đèn Trung thu với thông điệp gia đình

Tết Trung thu là một trong các ngày lễ lâu đời nhất ở Nhật Bản khi xuất hiện từ cách đây hơn một ngàn năm về trước. Trung thu ở đất nước Mặt trời mọc được gọi là Zyuyoga, gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi vào đêm ngày 15 tháng 8 âm lịch. Người Nhật coi lễ hội truyền thống Otsukimi là lễ hội ăn mừng mùa gặt bởi lễ hội này thường được người dân tổ chức vào giai đoạn sau khi đã thu hoạch hoa màu mùa hạ và chuẩn bị bước vào mùa gặt lúa nước, lễ hội này được tổ chức hàng năm nhằm mục đích cầu xin thần linh mang đến những vụ mùa tươi tốt cho con người. Do theo truyền thống của Nhật Bản, Zyuyoga thường được tổ chức trong phạm vi gia đình, nơi các thành viên sum vầy trong nhà nên cũng không đáng ngại trong bối cảnh hầu hết các lễ hội khác có hình thức tụ tập đông người đều đã bị hủy bỏ.

Năm nay, do đại dịch Covid-19, Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại thành phố Sydney sẽ tổ chức lễ Trung thu bằng hình thức trực tuyến. Chương trình Trung thu trực tuyến bao gồm một liveshow biểu diễn các ca khúc dân gian truyền thống của Trung Quốc như: "Roseate Clouds Chasing the Moon", "The Butterfly Lovers" và "The Flowers and The Youth" các ca khúc được trình diễn bởi Học viện Nghệ thuật Guyun Guzheng và các nhạc sĩ Australia bằng cả nhạc cụ Trung Quốc lẫn nhạc cụ phương Tây. Liveshow này được phát trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Youtube, People.cn và TongChengAU cùng một lúc. Một sự kiện trực tuyến khác mang tên: "Lễ hội Trung thu: Khoảnh khắc nhớ trăng" cũng được phát động trên trang web chính thức của Trung tâm Văn hóa Trung Quốc ở Sydney và nhiều nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. Sự kiện kéo dài một tuần này gồm các hoạt động hợp xướng ảo, các buổi hòa nhạc kỹ thuật số, cùng các khóa học ảo về truyền thống ngày Trung thu của Trung Quốc.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.