Phát động cuộc thi sáng tác ảnh "Phật giáo trong đời sống"

Chia sẻ

Ngày 1/10, tại Hà Nội, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức công bố cuộc thi sáng tác ảnh Phật giáo trong đời sống. Ban tổ chức nhận ảnh dự thi đến hết ngày 20/11 và trao giải ngày 10/12..

Trưởng ban tổ chức - Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng Trị sự TWGHPGVN, cho hay, cuộc thi là một trong chuỗi sự kiện văn hóa chào mừng 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, đồng thời hướng tới kỷ niệm 712 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, tưởng nhớ về công đức của ngài sáng lập ra dòng thiền đầu tiên của Việt Nam là Thiền Phái Trúc Lâm.
 
"Cuộc thi được tổ chức với mong muốn khơi dậy tiềm năng, giá trị của văn hóa Phật giáo trong văn hóa dân tộc, để chúng ta thấy tự hào có truyền thống văn hóa, bề dày lịch sử và chiều sâu tâm linh mà Phật giáo chứa đựng. 
 
Ban tổ chức mong muốn giới thiệu và tôn vinh những nét tinh hoa, những giá trị đặc sắc trong mọi hoạt động của Phật giáo Việt Nam đối với đời sống xã hội để quảng bá về các địa danh tâm linh của Việt Nam ra quốc tế; đặc biệt là tầm ảnh hưởng của Phật giáo giúp người dân qua từng thời kỳ sống hướng thiện và áp dụng cho các giáo lý nhà Phật vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống" - Thượng tọa Thích Đức Thiện, chia sẻ. 
 
Thượng tọa Thích Đức Thiện (đang phát biểu) - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng Trị sự TWGHPGVNThượng tọa Thích Đức Thiện (đang phát biểu) - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng Trị sự TWGHPGVN
 
Nội dung ảnh dự thi cuộc thi sáng tác ảnh Phật giáo trong đời sống bao gồm 4 chủ đề: Kiến trúc Phật giáo; Nghi lễ thờ tự; Thiền phái Trúc Lâm và Các hoạt động Phật giáo trong đời sống. 
 
Đối tượng dự thi là người Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên, đã và đang sinh sống ở Việt Nam, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nghề nghiệp. Ban tổ chức không giới hạn thời gian thực hiện tác phẩm nhưng khuyến khích những tác phẩm mới thực hiện.
 
Tác giả gửi ảnh dự thi tại website: www.thianhphatgiao2020.com, sử dụng chính danh đăng ký, và đảm bảo pháp lý về tác phẩm dự thi liên quan tới việc tranh chấp bản quyền tác phẩm.
 
Cuộc thi sáng tác ảnh Phật giáo trong đời sống có 2 hệ thống giải thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên tới 200 triệu đồng:
 
Hệ thống giải thưởng về "Phật giáo trong đời sống" bao gồm: 1 giải Nhất (20 triệu đồng), 2 giải Nhì (10 triệu đồng/mỗi giải), 3 giải Ba (7 triệu đồng/giải) và 5 giải khuyến khích (3 triệu đồng/giải). 
 
Hệ thống giải thưởng về "Thiền phái Trúc Lâm tại khu di tích Am - chùa Ngọa Vân" bao gồm: 1 giải Nhất (15 triệu đồng), 1 giải Nhì (10 triệu đồng), 1 giải Ba (5 triệu đồng) và 3 giải khuyến khích (3 triệu đồng/giải). 
 
Ngoài ra, ban tổ chức dự kiến sẽ chọn 120 - 150 ảnh trưng bày triển lãm, mỗi ảnh được nhận 500.000 đồng. 
 
Thượng tọa Thích Minh Hiền - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa TWGHPGVN - Trưởng Ban giám khảoThượng tọa Thích Minh Hiền - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa TWGHPGVN - Trưởng Ban giám khảo
 
Ban giám khảo cuộc thi sáng tác ảnh Phật giáo trong đời sống, gồm có: Thượng tọa Thích Minh Hiền - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa TWGHPGVN; NSNA Bùi Hỏa Tiễn - Nguyên PCT Hội nhiếp ảnh Việt Nam; Đại đức Thích An Đạt - Truyền hình An Viên; NSNA Nguyễn Việt Thanh - Báo VietnamNews; NSNA Nguyễn Việt Văn - Báo Lao động.
 
Thượng tọa Thích Minh Hiền - Trưởng ban giám khảo cuộc thi - nhấn mạnh, ban giám khảo sẽ chấm kỹ tiêu chí nghệ thuật bên cạnh nội dung bức ảnh.
 
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Việt Văn đồng tình cho rằng, ngoài 50% điểm về nội dung, ban giám khảo "chờ đợi những tác phẩm, những bức ảnh có tính suy tư, biểu tượng... của Phật giáo để nâng cao chất lượng cuộc thi".  
 
Trong khi đó, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Việt Thanh đánh giá chủ đề cuộc thi đưa ra là Phật giáo trong đời sống vừa dễ lại vừa khó, dễ vì màu sắc của Phật giáo dễ thể hiện trong nhiếp ảnh nhưng khó để có tác phẩm thật đặc biệt. Anh nhấn mạnh yếu tố bản quyền sẽ được ban tổ chức kiểm soát chặt chẽ, tác giả sẽ phải chịu trách nhiệm về bức ảnh tham dự cuộc thi.
 
Theo thông tin từ ban tổ chức, tới thời điểm hiện tại đã có 450 tác giả với hơn 2.000 tác phẩm gửi tới tham gia cuộc thi. Ban tổ chức cuộc thi sáng tác ảnh Phật giáo trong đời sống nhận ảnh dự thi đến hết ngày 20/11, chấm thi từ 25-30/11, công bố giải ngày 1/12 và dự kiến trao giải ngày 10/12.
 
Tiểu Phong

Theo https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/phat-dong-cuoc-thi-sang-tac-anhphat-giao-trong-doi-song-n20201001180645274.htm

Tin cùng chuyên mục

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi  hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

(PNTĐ) - Nữ nghệ sĩ nói về cảm xúc khi hát tri ân Anh hùng, Liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị): "Cảm giác đứng giữa nơi đây hát luôn rất đặc biệt, khó diễn tả. Tôi thấy mình không phải hát cho những khán giả đang ngồi dưới khán đài, mà là đang hát cho gần 11.000 anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây. Rất nhiều khi khóe mắt muốn cay, lồng ngực như nghẹn lại".
Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

(PNTĐ) - Lê Thiết Cương - họa sĩ, nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời ở tuổi 63 sau thời gian mắc trọng bệnh. Tin từ gia đình cho biết, họa sĩ qua đời vào 18h55 tối 17/7 tại nhà riêng. Tin buồn khiến nhiều người bất ngờ bởi cách đây chưa lâu, họa sĩ còn có buổi giao lưu ra mắt cuốn sách mới của ông mang tên Trò chuyện với hội họa.
Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

Vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc

(PNTĐ) - Trong không khí hào hùng của tháng Tám lịch sử - mùa Thu Cách mạng, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

Sức hút từ những gameshow “sao về quê”

(PNTĐ) - Gia đình Haha, Sao nhập ngũ, 2 ngày 1 đêm… loạt gameshow đưa nghệ sĩ về trải nghiệm đời sống thường nhật ở thôn quê đang trở thành món ăn tinh thần được khán giả đón nhận mạnh mẽ. Không phải mô hình mới nhưng vẫn trở thành xu hướng, vì sao “sao về quê” lại gây nghiện?