Bí quyết tăng đề kháng trong mùa cúm

Chia sẻ

Cúm mùa ở nước ta thường bắt đầu từ tháng 10 hằng năm. Trong thời gian này, bạn cần có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh, vận động thường xuyên nhằm tăng sức đề kháng, giúp cơ thể cải thiện hệ miễn dịch để phòng ngừa cúm hiệu quả.

Tạo cảm xúc, giảm cân và ngủ ngon

Các chuyên gia khuyên rằng, phòng ngừa bệnh cúm bạn cần quan tâm sức khỏe một cách tổng thể, trong đó cần cải thiện cảm xúc. Theo đó, vào những ngày trời âm u kéo dài, cơ thể không tiếp xúc nhiều với ánh nắng có thể bị rối loạn cảm xúc, dẫn đến chứng trầm cảm theo mùa (SAD), nếu thấy hiện tượng chán nản, tâm trạng đi xuống, bạn hãy đi bộ thường xuyên hơn. Chỉ cần đi bộ một giờ mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ trầm cảm. Việc vận động như đi bộ, giãn cơ hay kể cả leo cầu thang cũng góp phần cải thiện cảm xúc và tâm trạng của bạn.

Hỗ trợ việc giảm cân, bạn cần đi bộ 15.000 bước đều đặn hằng ngày. Bài tập đi bộ tốc độ nhanh kết hợp đánh tay sẽ tác động đến cơ chân, đùi và một số cơ bắp ở thân trên, giúp bạn đốt cháy calo hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể xen kẽ đi bộ nhanh và chậm để tăng nhịp tim và thúc đẩy quá trình trao đổi chất đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Theo các nghiên cứu, đi bộ có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Những người đi bộ tối thiểu 5 ngày/tuần trong vòng 20 phút ít bị ốm hơn những người ít khi tập thể dục. Trong trường hợp bị ốm, họ có những triệu chứng bệnh nhẹ và nhanh khỏi hơn. Ngoài ra, nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên, hãy thử tập thể dục bằng cách đi bộ vào buổi sáng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người trưởng thành đi bộ càng nhiều vào ban ngày thì ngủ càng ngon vào ban đêm. Vận động thể chất giúp cơ thể tiết ra hormone serotonin, giảm những hormone căng thẳng và giúp tinh thần thoải mái. Giấc ngủ chất lượng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng

Các chuyên gia khuyên, nhiều loại thực phẩm sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, cần bổ sung để phòng bệnh cúm. Đơn cử như tỏi có vị cay, ấm, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc… Do đó, bạn hãy thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, chữa ốm yếu và mệt mỏi. Mặt khác, theo kinh nghiệm dân gian, tỏi có tác dụng hành khí, vì vậy khi đi ngủ bạn có thể đặt tỏi dưới gối ngủ để giúp khí huyết lưu thông, ổn định huyết áp, giảm đau nhức cơ tạo điều kiện cho bạn có một giấc ngủ ngon. Giống như tỏi, gừng có vị cay, tính ấm, giúp giảm viêm, giảm đau họng, giảm cảm giác buồn nôn, giảm các triệu chứng đau, hỗ trợ tiêu hóa và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Khi cơ thể bị lạnh, bạn nên dùng một tách trà gừng có thể giúp làm ấm bụng, trừ hàn, trị cảm…

Bên cạnh đó, trong các bữa ăn hằng ngày bạn cần bổ sung các loại rau thơm như: mùi, thì là, húng tây, tía tô, bạc hà, kinh giới, húng quế, diếp cá, rau răm, xạ hương… do nó không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh bởi có tác dụng kháng khuẩn, kháng độc, kháng viêm, kích thích, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Cùng với đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao. Cụ thể các trái cây, rau quả chứa nhiều vitamin C như: Bưởi, cam, quýt, chanh, ổi, dâu tây, đu đủ, lê, bông cải xanh, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm… giúp hỗ trợ sự hình thành kháng thể, tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể để phòng cúm. Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể, nên bạn cần bổ sung vitamin C đều đặn hàng ngày.

Bạn cũng cần ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm do nó có tác dụng trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virus cúm, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể, được coi “khắc tinh của virus”. Kẽm có nhiều trong thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc (hướng dương, hạnh nhân, óc chó, lạc…).

Việc sử dụng các loại thực phẩm kể trên là cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần kết hợp với tập luyện thể dục thể thao, uống nhiều nước ấm để có một sức khỏe hoàn hảo. Khi có các triệu chứng giống cúm như: ho, hắt hơi, sốt… bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

BS MINH HẢI

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.