Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ!

Chia sẻ

82 năm cuộc đời, nhà thơ Tố Hữu đã có gần 70 năm không ngừng nghỉ hoạt động cách mạng. Với tư cách là nhà lãnh đạo, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, nhà thơ, ông đã truyền cảm hứng lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng gian khổ, anh dũng mà vẻ vang của dân tộc.

Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu thăm đồng bào Cao Bằng năm 1961. 	(Ảnh tư liệu)Bác Hồ và nhà thơ Tố Hữu thăm đồng bào Cao Bằng năm 1961. (Ảnh tư liệu)

Người chiến sĩ cộng sản “truyền lửa” cho phong trào cách mạng

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920. Ông là tác giả của những vần thơ “đỏ lửa” cách mạng: Từ ấy, Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên… Ông đồng thời cũng là một chiến sĩ cách mạng kiên trung. Trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến, ông luôn có mặt ở nhiều chiến tuyến như một chiến sĩ xung phong.

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo tại Thừa Thiên - Huế, Tố Hữu sớm thấu hiểu nỗi đau của một dân tộc lầm than dưới gót giày thực dân. Những năm tháng thiếu niên học trường Quốc học Huế, ông lại được tiếp xúc với tri thức phương Tây và lý tưởng cộng sản qua sách báo. Đến với cách mạng từ năm 16 tuổi, chỉ 2 năm sau Tố Hữu đã gia nhập vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tháng 4/1939, ông bị địch bắt, tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao như: Lao Bảo, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, ngục Đắk Lay (Kon Tum)... Ngục tù của thực dân đế quốc đã không khuất phục nổi ý chí cách mạng và niềm tin tất thắng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu. Ông cùng đồng đội “biến nhà tù đế quốc thành trường học Cộng sản”; nêu cao khí phách người cộng sản, kiên quyết đấu tranh chống tội ác của nhà tù thực dân; luôn sẵn sàng che chở, giúp đỡ đồng chí của mình.

Tại chương trình truyền hình trực tiếp “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” trên VTV1 Đài truyền hình Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu tối 4/10, ông Võ Ái Dân – cựu tù Côn Đảo 1964-1975 kể lại, ông và nhiều anh em trong tù trưởng thành, vượt qua những đòn roi tra tấn, đày đọa dã man của kẻ địch cũng chính bởi tinh thần trong thơ Tố Hữu.

“Có lúc bị giam trong chuồng cọp, ngồi không được mà nằm không xong, tôi ngủ mê man, mơ thấy mình ra đầu hàng. Chợt tôi bừng tỉnh dậy, lập tức nghĩ mình phải củng cố lại tinh thần. Và lúc đó những vần thơ của Tố Hữu hiển hiện trong đầu: “Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu/ Dấn thân vô là phải chịu tù đầy/ Là gươm kề cổ súng kề tai/ Là thân sống chỉ còn một nửa” – ông Dân nhớ lại.

Và những vần thơ đi cùng lịch sử đất nước

Là người lãnh đạo ưu tú trên mặt trận tư tưởng văn hóa, nhà thơ Tố Hữu là tấm gương mẫu mực thực hiện xuất sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ, giữa lý tưởng trong trái tim và những câu thơ trên đầu bút.

Các tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu không chỉ là những bài ca cách mạng, phản ánh chân thực các giai đoạn lịch sử, hừng hực tính chiến đấu; có tính tư tưởng cao, mà còn có sức động viên, lôi cuốn rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước như: Từ ấy, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta...

Trong thơ ông, người đọc còn thấy sự giản dị, gần gũi, lại rất tinh tế, sâu sắc với lối tu từ và nghệ thuật diễn đạt phong phú, độc đáo, có sức truyền cảm lớn; đồng thời cũng cảm nhận được tâm hồn, nghị lực, phẩm cách người Việt Nam qua hình ảnh những thiếu niên hồn nhiên và dũng cảm như Lượm; tấm lòng bao dung, độ lượng và chở che của các Mẹ Việt Nam Anh hùng trên mọi nẻo đường Tổ quốc trong Bầm ơi, Bà Bủ, Bà mẹ Việt Bắc, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt, Bà má Hậu Giang...

Không ai viết thơ về Đảng, về lãnh tụ thiết tha như Tố Hữu. Tiếng thơ ấy được chắt lọc từ sâu thẳm con tim hướng về nguồn cội, về Đảng và Bác kính yêu. Giáo sư Hà Minh Đức - nguyên Viện trưởng viện Văn học Việt Nam nhận định rằng: “Tố Hữu đã cắm được những mốc sáng tạo thi ca trên những tượng đài chiến thắng của dân tộc”.

Với Tố Hữu, một đời chỉ giản dị gói vào mấy dòng chữ: “Suốt đời, tôi phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và lý tưởng cộng sản. Cùng với hoạt động cách mạng, tôi làm thơ, cũng vì sự nghiệp cách mạng. Đối với tôi “Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ”.

HẢI YẾN 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).