Khai trương điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề

Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 8/10, tại làng nghề Bát Tràng đã diễn ra Lễ khai trương điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức.

Điểm giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP Bát Tràng được khai trươngĐiểm giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP Bát Tràng được khai trương

Tham dự có Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu...

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TP về triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Hà Nội năm 2020, Sở Công Thương đã xây dựng Kế hoạch số 2223/KH-SCT ngày 27/5/2020, đồng thời tích cực phối hợp cùng UBND quận Hà Đông, huyện Gia Lâm, huyện Quốc Oai, thị xã Sơn Tây, trung tâm thương mại, siêu thị xây dựng các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn. Đến nay đã có 8 điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm tại quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây; siêu thị BigC, MM Martket Thăng Long khai trương và đi vào hoạt động.

Tại huyện Gia Lâm hiện có 5 làng nghề truyền thống Hà Nội, trong đó có làng nghề nổi tiếng gốm sứ ở xã Bát Tràng. Năm 2019, huyện có 6 chủ thể tham gia chương trình OCOP và 19 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên gồm: Sản phẩm gốm sứ, rau củ an toàn, các sản phẩm chế biến sẵn.

Nhằm hỗ trợ quảng bá tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, Sở Công Thương và huyện Gia Lâm đã lựa chọn điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện tại Khu tinh hoa làng nghề Việt, thuộc Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh, xã Bát Tràng.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng: “Với lợi thế nằm trên địa bàn làng nghề truyền thống, là điểm du lịch nổi tiếng, hàng năm Bát Tràng thu hút rất đông du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan và mua sản phẩm. Vì vậy, điểm giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm OCOP này sẽ là điểm quảng bá tốt sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề, không chỉ của huyện Gia Lâm mà còn của các quận, huyện và thị xã trên địa bàn thành phố”.

Ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, năm 2020, huyện tiếp tục đánh giá, phân hạng 30 sản phẩm mới thuộc 3 nhóm sản phẩm gồm thực phẩm, thảo dược và sản phẩm lưu niệm nội thất, trang trí; đồng thời hoàn thiện hồ sơ 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình trung ương xem xét. Việc triển khai hiệu quả chương trình Mỗi xã một sản phẩm đã góp phần phát huy thế mạnh, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế đối với các xã, thị trấn; tạo động lực, sức bật phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và thúc đẩy phát triển du lịch. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, đơn vị, nhân dân, các làng nghề truyền thống nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm; thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được phát động với 2 vòng thi

Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được phát động với 2 vòng thi

(PNTĐ) - Chiều 26/4, cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã chính thức được phát động. Cuộc thi do Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức; Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội là đơn vị thực hiện.