Có tới 10% dân số thế giới có thể đã nhiễm Covid-19

Chia sẻ

Theo một tính toán mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 10% dân số thế giới, ước tính khoảng hơn 760 triệu người trong tổng số khoảng 7,6 tỷ người trên thế giới, có thể đã mắc Covid-19, vượt xa con số 35 triệu người bệnh đã được công bố trước đó.

Người đứng đầu Chương trình y tế khẩn cấp của WHO trong cuộc họp trực tuyến của Ban Điều hành tổ chức này cho biết, cứ 10 người trên thế giới lại có một người có thể đã nhiễm Covid-19. Con số này còn có thể tăng lên tới 20 lần so với số ca mắc virus SARS-CoV-2 đã được xác nhận trên toàn cầu. 

Trong cuộc họp đặc biệt của 34 thành viên Ban Điều hành WHO thảo luận về đại dịch Covid-19, Tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp cho biết, các số liệu có thể thay đổi theo khu vực (từ thành thị đến nông thôn) và theo các nhóm người khác nhau, nhưng nhìn chung “phần lớn thế giới có thể gặp rủi ro”. Cũng theo Tiến sĩ, đại dịch có thể sẽ tiếp tục lây lan nhưng hiện nay, chúng ta đã có các công cụ giúp ngăn chặn dịch bệnh phát tán và và có thể cứu chữa người bệnh. Khu vực Đông Nam Á được tiến sĩ đánh giá là khu vực đang đối mặt với tình trạng số ca bệnh tăng mạnh. Châu Âu và phần phía đông Địa Trung Hải cũng ghi nhận số ca bệnh tăng, trong khi tình hình tại châu Phi và Tây Thái Bình Dương “tích cực hơn”. “Thế giới đang tiến vào một giai đoạn khó khăn”, theo kết luận của người đứng đầu Chương trình y tế khẩn cấp của WHO. 

Theo “ước tính mới nhất”, 10% dân số thế giới, tức là vào khoảng hơn 760 triệu người trong tổng số khoảng 7,6 tỷ người trên thế giới có thể đã nhiễm SARS-CoV-2, vượt xa con số 35 triệu người bệnh do WHO và Đại học Johns Hopkins (Mỹ) công bố trước đó. 

Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đeo khẩu trang trong một phiên họp đặc biệt về COVID-19.Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đeo khẩu trang trong một phiên họp đặc biệt về COVID-19.

Tiến sĩ Margaret Harris, người phát ngôn của WHO nói, ước tính trên được đưa ra dựa trên mức trung bình của các nghiên cứu về kháng thể được tiến hành trên khắp thế giới. Bà Harris cảnh báo, khoảng 90% dân số chưa nhiễm Covid-19, đồng nghĩa với việc virus này có “cơ hội” lan rộng hơn “nếu chúng ta không hành động để ngăn chặn nó” bằng các biện pháp thiết thực như truy vết tiếp xúc, cách ly, rửa tay và giãn cách.

Đại diện WHO cũng thông báo, tổ chức này đã đưa ra danh sách các chuyên gia sẽ tham gia phái đoàn quốc tế được cử tới Trung Quốc nhằm điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. 

Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng: “Điều chúng ta đã học được tại tất cả các khu vực trên thế giới là với khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, chiến lược rõ ràng và toàn diện, truyền thông nhất quán và người dân được tham gia, trao quyền và khuyến khích thì không bao giờ là quá muộn... Mọi tình huống đều có thể được xoay chuyển và những thành quả phải rất vất vả mới có được có thể dễ dàng mất đi”. Ông Tedros cũng lưu ý: “Đại dịch nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của việc đầu tư vào y tế cộng đồng và chăm sóc sức khỏe cơ bản”.

Đỗ Hữu

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.