Đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của Nhân dân Thủ đô

Chia sẻ

Đó là một trong những nội dung tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Theo đó, tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến,anh hùng, vì hòa bình, thực sự trở thành nguồn lực nội sinh, một động lực quan trọng phát triển Thủ đô. Bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu Hà Nội, truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, gương mẫu về đạo đức, lối sống, khát vọng đổi mới sáng tạo, ý chí vươn lên của mỗi người dân Thủ đô. Tạo dấu ấn văn hóa người Hà Nội tiêu biểu cho văn hóa của dân tộc.

Bí Thư Thành ủy đón tiếp Chủ tịch Quốc hộiBí Thư Thành ủy đón tiếp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nâng cao hiệu quả thực hiện 2 quy tắc ứng xử. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hóa ứng xử của người lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và đảng viên; coi trọng giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh, gắn với giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường bảo đảm vừa có tính thời đại, tính dân tộc và đặc trưng của Hà Nội. Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác văn hóa từ Thành phố tới cơ sở. Tăng cường giáo dục thẩm mỹ, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng xã hội cho các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên. Phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và vai trò của văn học, nghệ thuật trong xây dựng môi trường văn hóa, nghệ thuật lành mạnh và nhân văn; người Hà Nội thanh lịch, văn minh, có lối sống nhân ái, nghĩa tình, thủy chung, trong sáng, tuân thủpháp luật.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo chí về truyền thống thanh lịch, văn minh; khả năng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên những giá trị văn hóa mới của người Hà Nội; kịp thời biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, tạo sự lan tỏa trong xã hội; xử lý, ngăn chặn hiệu quả những hiện tượng, hành vi xuống cấp về đạo đức, lối sống; đẩy lùi tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Kiên trì giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức thượng tôn pháp luật của người dân Hà Nội, nhất là thế hệ trẻ. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc, của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Phát huy tối đa các nguồn lực để xây dựng Thủ đô thực sự là một trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xã hội hóa, chú trọng phát triển năng lực sáng tạo trong nhà trường, phát triển trường học ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội đi đôi với tăng cường quản lý chất lượng; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín. Thúc đẩy đổi mới cơ chế và mô hình quản trị nhà trường, vận hành các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII).

Toàn cảnh hội nghị.Toàn cảnh hội nghị.

Tập trung phát triển hệ thống trường học chất lượng cao, trường học thông minh, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, cải thiện thứ bậc của Thành phố đối với kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông; chú trọng giáo dục phẩm chất, nhân cách, văn hóa, lịch sử Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội đi đôi với đào tạo năng lực nhận thức, tư duy đổi mới, sáng tạo cho người học, xây dựng “thế hệ trẻ sáng tạo”. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, tiên tiến và từng bước hiện đại. Thực hiện có hiệu quả hội nhập quốc tế về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; mở rộng mô hình hợp tác quốc tế; duy trì tổ chức thường niên các cuộc thi học sinh giỏi cấp khu vực và quốc tế. Xây dựng môi trường giáo dục nhân văn, an toàn, lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực học đường. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xây dựng chiến lược và có kế hoạch cụ thể để trọng dụng nhân tài; tuyển chọn đào tạo và gửi đào tạo ở các quốc gia tiên tiến, sớm hình thành đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, quản lý thuộc nhiều lĩnh vực đáp ứng yêu cầu công việc cả trước mắt và lâu dài của Thủ đô. Chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên. Phát triển thị trường lao động đồng bộ, thống nhất, có sự quản lý, kiểm soát, điều tiết của Nhà nước, hướng đến việc làm bền vững. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch việc làm và các điểm giao dịch việc làm vệ tinh. Tích cực hỗ trợ, duy trì việc làm ổn định cho người lao động và thực hiện tốt phúc lợi xã hội.

Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh hướng nghiệp phổ thông. Tổ chức thực hiện tốt các chương trình dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tăng cường công tác xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; tiếp tục nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động có bằng cấp, chứng chỉ theo quy định; đẩy mạnh xuất khẩu lao động cùng với nâng cao chất lượng lao động. Nâng cao chất lượng công tác dự báo để chủ động chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển; nâng cao tỷ trọng lao động trong khu vực chính thức, tập trung giải quyết việc làm cho lao động khu vực phi chính thức, đặc biệt là lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề.

Tập trung nghiên cứu, xây dựng và phát triển “hệ sinh thái học tập sáng tạo” ở các cấp học, bậc học đáp ứng yêu cầu mục tiêu đổi mới sáng tạo và chiến lược phát triển bền vững của Thành phố. Tăng cường phối hợp hiệu quả trong giáo dục đại học gắn với cơ chế, chính sách phù hợp để tận dụng thế mạnh của các cơ sở đào tạo đại học trong cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Hà Nội và cả nước.

HẰNG- NGA

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.