Tin tưởng và kỳ vọng vào Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa mới

Chia sẻ

Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đặt ra những mục tiêu mới, đòi hỏi sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Những mong đợi một kỳ đại hội thành công, góp phần đưa kinh tế - xã hội thành phố phát triển mạnh mẽ, xứng tầm với vóc dáng Thủ đô ngàn năm, văn hiến.

Bà Nguyễn Thị Nga tin tưởng và kỳ vọng vào Đại hội nhiệm kỳ mớiBà Nguyễn Thị Nga bày tỏ tin tưởng và kỳ vọng vào BCH Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XVII

1. Nhiều giải pháp chi tiết để giải quyết từng dự án, từng công việc dứt điểm:

Bà Nguyễn Thị Nga, BCH Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân nữ Việt Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch Thường trực Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank): Tôi là một trong 3 công dân ưu tú Thủ đô, đại diện cho doanh nghiệp được đi dự Đại hội cho thấy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội cả Thủ đô được tôn trọng. Tôi cũng là người dân thủ đô rất phấn khởi vinh dự, tự hào, trong quá trình hoạt động ở Hà Nội thời gian qua, chúng tôi cũng đạt được thành tựu. Tôi hy vọng trong thời gian tới, Hà Nội có nhiều giải pháp chi tiết để giải quyết từng dự án, từng công việc dứt điểm và có dateline (giới hạn thời gian) để doanh nghiệp đuổi kịp tiến độ và chuẩn bị các kế hoạch về tài chính, tổng thể vận hành để các dự án thành công nhanh chóng và đưa vào đóng góp cho kinh tế xã hội Thủ đô và đất nước.

Vai trò của phụ nữ đang được đề cao và rất được quan tâm, tôn trọng nên trong dịp này nữ doanh nhân cần phải phát huy mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị trung ương và thành phố Hà Nội quan tâm giúp đỡ các doanh nhân mà nữ là lãnh đạo. Bởi vì, ngoài công việc kinh doanh, chị em vẫn đảm bảo thiên chức của gia đình là người bà, người mẹ, người vợ, người con. Chúng tôi được cộng một điểm ưu tiên nhưng hoàn toàn không xin hạ một cấp mà vẫn là bình đẳng.

Bà Hà Thị Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà NộiBà Hà Thị Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội

2. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho làng nghề thủ công mỹ nghệ.

Bà Hà Thị Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội:

Thủ đô Hà Nội là nơi có 1.350 làng nghề truyền thống, có nhiều nghệ nhân tài hoa nhất cả nước. Đại diện cho các làng nghề của Thủ đô, đặc biệt là trong ngành thủ công mỹ nghệ, tôi mong muốn lãnh đạo thành phố tiếp tục quan tâm đến phát triển cho các làng nghề. Bởi đây là ngành kinh tế rất yếu thế nhưng lại chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc, là bản sắc của đất Kinh kỳ, Hà Nội. Đặc biệt, có những làng nghề nghìn năm tuổi có kinh nghiệm sản xuất, có thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu thế giới rất tốt. Song hiện tại, các làng nghề đang gặp nhiều khó khăn về xúc tiến thương mại, thiết kế mẫu mã, quản trị. Vì vậy, ngay trong chủ đề Đại hội, thành phố hướng tới đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế thì vấn đề thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ là rất quan trọng. Tôi kỳ vọng thành phố sẽ quan tâm hơn nữa và có chiến lược phát triển các làng nghề, hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong các làng nghề. Tôi tin chắc rằng, được thành phố trợ giúp thì kim ngạch xuất khẩu của làng nghề sẽ tăng gấp bội, nhất là khi hiện nay các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực như EVFTA… là cơ hội vàng để nắm lấy.

Bà Đặng Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà NộiBà Đặng Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội

3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội.

Bà Đặng phương Hoa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Hà Nội:

Hướng về Đại hội Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 -2025), từ nhiều tháng qua, các cấp công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Thủ đô đã tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước, nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội.

Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 -2025) đã thực sự là đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi của toàn Đảng bộ và nhân dân, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn Thủ đô; mong muốn các đại biểu dự Đại hội thực sự phát huy dân chủ, lựa chọn bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII gồm những đồng chí có đủ đức, đủ tài tham gia Ban Chấp hành.

Sau Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII khẩn trương xây dựng các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội, đề ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân Thủ đô, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Đặc biệt, các cấp công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Thủ đô mong muốn tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội; xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô mạnh về tổ chức, vững vàng về chính trị, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, làm nòng cốt trong xây dựng khối liên minh công – nông – trí thức và khối đại đoàn kết dân tộc, đáp  ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của Thủ đô và đất nước.  

Trước mắt cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, sứ mệnh của giai cấp công nhân nói chung, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô, đất nước. Bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, nhất là quan tâm xây dựng các thiết chế, cơ sở hạ tầng cho công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm, điểm công nghiệp tập trung đông công nhân lao động (quan tâm xây dựng các điểm vui chơi, sinh hoạt văn hóa cho công nhân, xây dựng trường mầm non cho con công nhân lao động các khu CN và chế xuất…); quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước tri thức hóa đội ngũ công nhân; quan tâm đào tạo công nhân lao động nói chung và công nhân lao động nữ nói riêng, nhằm phát triển về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân; có cơ chế, chính sách đẩy mạnh viên tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ ưu tú xuất thân từ công nhân, nhất là công nhân lao động trực tiếp sản xuất, tiếp tục tăng tỷ lệ nữ cán trong bộ máy lãnh đạo các cấp. Tiếp tục có các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 20 của BCH TW Đảng (khóa X) về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, khơi dậy tiềm năng lao động sáng tạo của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

THU HẰNG - VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.