Liên Hợp Quốc cảnh báo những nguy cơ từ phương pháp chống Covid-19 bằng miễn dịch cộng đồng

Chia sẻ

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus vừa đưa ra cảnh báo chống lại ý kiến cho rằng miễn dịch cộng đồng có thể là một chiến lược thực tế để ngăn chặn đại dịch. Ông nói: “Phương pháp miễn dịch cộng đồng đơn giản là phi đạo đức”.

Trong một cuộc họp báo diễn ra hồi đầu tuần, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết các quốc gia chỉ có thể đạt được miễn dịch cộng đồng bằng cách tiêm phòng. Ông lưu ý rằng để có được khả năng miễn dịch trong cộng đồng đối với một bệnh truyền nhiễm cao, chẳng hạn như bệnh sởi thì phải cần có khoảng 95% dân số được chủng ngừa. Ông Tedros nói: “Khả năng miễn dịch cộng đồng chỉ có thể có được bằng cách bảo vệ con người khỏi vi rút chứ không phải bằng cách để mặc họ tiếp xúc với nó”. Một số nhà nghiên cứu trước đó đã lập luận rằng việc cho phép Covid-19 lây lan trong cộng đồng sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và là một cách thực tế hơn để ngăn chặn đại dịch, thay vì các biện pháp phong tỏa đã khiến kinh tế bị tàn phá nặng nề.

Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới phát biểu trong một cuộc họp báo về các cập nhật liên quan đến COVID-19, tại trụ sở của WHO ở Geneva, Thụy Sĩ.Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới phát biểu trong một cuộc họp báo về các cập nhật liên quan đến COVID-19, tại trụ sở của WHO ở Geneva, Thụy Sĩ.

Hiện nay, chúng ta có quá ít thông tin về khả năng miễn dịch với Covid-19 để biết liệu khả năng miễn dịch trong cộng đồng có thể đạt được hay không. Người đứng đầu WHO cho hay: “Chúng tôi có một số manh mối, nhưng chúng tôi không có bức tranh hoàn chỉnh, đồng thời lưu ý rằng WHO đã ghi nhận các trường hợp người dân bị tái nhiễm coronavirus sau khi phục hồi từ đợt nhiễm virus ban đầu. Mặc dù hầu hết mọi người dường như phát triển một số loại phản ứng miễn dịch, nhưng vẫn chưa rõ thời gian tồn tại hoặc mức độ mạnh mẽ của sự bảo vệ đó - và những người khác nhau có những phản ứng khác nhau”. Ông Tedros nhấn mạnh: “Chưa bao giờ trong lịch sử y tế công cộng, miễn dịch cộng đồng được sử dụng như một chiến lược để ứng phó với một đợt bùng phát”.

“Việc cho phép một loại vi rút nguy hiểm mà chúng tôi thậm chí còn không hiểu rõ hoạt động của chúng lây lan tự do trong cộng đồng chỉ đơn giản là một việc làm phi đạo đức”, người đứng đầu WHO khẳng định. WHO ước tính chỉ khoảng dưới 10% dân số có miễn dịch với coronavirus, có nghĩa là phần lớn thế giới vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao.

Đỗ Hữu

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng tốc kết nối đường sắt với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác số với ASEAN và Úc

Việt Nam tăng tốc kết nối đường sắt với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác số với ASEAN và Úc

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan tổ chức tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có loạt cuộc tiếp xúc song phương với đại diện ngoại giao Trung Quốc, Algeria và Úc, đồng thời tham dự nhiều hội nghị quan trọng với các đối tác của ASEAN.
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

(PNTĐ) - Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

(PNTĐ) - Sáng 9/7, sau gần 24 giờ bay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4/7 theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.