Sẵn sàng tâm thế chào đón sự kiện chính trị quan trọng của các tầng lớp phụ nữ

Chia sẻ

90 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một tổ chức chính trị - xã hội lớn mạnh, vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bà Hà Thị Nga - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tham quan Phòng Truyền thống phụ nữ Thủ đô tại Hội LHPN Hà NộiĐồng chí Hà Thị Nga - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tham quan Phòng Truyền thống phụ nữ Thủ đô tại Hội LHPN Hà Nội. (Ảnh: N.Thảo)

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga đã có cuộc trao đổi với Báo Phụ nữ Thủ đô về những định hướng phát triển của tổ chức Hội và các phong trào phụ nữ trong thời kỳ mới.

Không để phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau

Thưa Chủ tịch, hiện nay, các cấp Hội bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội Phụ nữ các cấp sẽ diễn ra vào năm 2021 và hướng đến Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII vào tháng 3/ 2022. Để lãnh đạo/tổ chức Đại hội Đại biểu Phụ nữ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII đạt kết quả tốt, những nhiệm vụ mà Hội LHPN Việt Nam cần thực hiện lúc này là gì?

Sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 28/7/2020 về lãnh đạo Đại hội Đại biểu Phụ nữ các cấp và Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội đã ban hành Kế hoạch số 888/KH-ĐCT về chỉ đạo Đại hội Đại biểu Phụ nữ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc. Đây là những văn bản định hướng quan trọng để các cấp Hội địa phương, đơn vị chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy ban hành các văn bản lãnh đạo Đại hội ở địa phương, đơn vị.

Để có tâm thế sẵn sàng chào đón sự kiện chính trị quan trọng của các tầng lớp phụ nữ và tổ chức thành công Đại hội ở các cấp vào năm 2021, các cấp Hội cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Nỗ lực hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ của cấp mình và đặc biệt của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc XII đã đề ra.

- Tổng kết, đánh giá việc triển khai Nghị quyết Đại hội sau 5 năm thực hiện, trong đó nêu bật được những đóng góp to lớn của các tầng lớp phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; khẳng định vai trò nòng cốt của Hội trong công tác phụ nữ và bình đẳng giới; đồng thời nghiêm túc chỉ ra những điểm hạn chế để có biện pháp khắc phục, nhất là những vấn đề mới được xã hội, phụ nữ quan tâm. Trên cơ sở ghi nhận, đánh giá một cách toàn diện các phong trào, cuộc vận động, các lĩnh vực hoạt động của phụ nữ, của Hội; phân tích dự báo, bám sát tình hình diễn biến trong nước và phương hướng phát triển của các cấp trong thời gian tới, tiến hành cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo phù hợp, thực chất có tính khả thi cao vừa đáp ứng được sự mong mỏi, nhu cầu của phụ nữ, vừa giải quyết được những vấn đề phụ nữ và xã hội đang quan tâm; đồng thời, phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.

- Chủ động chuẩn bị tốt công tác nhân sự ở mỗi cấp và kịp thời giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành Hội LHPN cấp trên theo quy định. Nhân sự ứng cử cơ quan lãnh đạo các cấp Hội phải đủ điều kiện, tiêu chuẩn, đủ phẩm chất, năng lực, có uy tín, có kinh nghiệm, có số lượng, cơ cấu hợp lý, thể hiện tính liên hiệp, tính đại diện; có sự kế thừa và phát triển. Quan tâm bố trí tỷ lệ hợp lý cán bộ nữ trẻ, cán bộ nữ dân tộc thiểu số và phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Hội trong giới thiệu nguồn cán bộ nữ cho Đảng, Nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Đại hội ở các cấp, tạo không khí thi đua sôi nổi, hiệu ứng lan tỏa rộng khắp trên các phương tiện truyền thông, trước hết trong hệ thống Hội. Báo Phụ nữ Việt Nam, báo Phụ nữ Thủ đô, báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và các ấn phẩm thông tin khác của Hội phải chủ động, tích cực, tiên phong thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, các phương thức tuyên truyền phải linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng nhằm chuyển tải thông tin về sự kiện sớm đến với hội viên, phụ nữ, người dân, nhất là phụ nữ khó khăn, yếu thế, ít có điều kiện tiếp cận thông tin để Đại hội thực sự là ngày hội của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam.

Nâng cao tri thức, rèn luyện phẩm chất đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới

Trong 90 năm hình thành và phát triển, Hội LHPN Việt Nam nói chung và Hội LHPN Hà Nội nói riêng đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy những giá trị bản sắc của dân tộc. Sự đóng góp ấy đã kết tinh thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới, đó là “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, xin Chủ tịch cho biết, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Thủ đô nói riêng cần đáp ứng những yêu cầu gì? Hội LHPN Việt Nam có những định hướng như thế nào đối với phong trào phụ nữ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tình hình mới?

Trong giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bối cảnh quốc tế và trong nước đã và đang có nhiều biến chuyển quan trọng, tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ và công tác phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Hà Nội nói riêng đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển toàn diện các phong trào phụ nữ và có những đóng góp tích cực trong xây dựng và phát triển đất nước.

Để đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới, phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Hà Nội nói riêng cần chủ động học tập, nâng cao tri thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng động, sáng tạo, có phương pháp làm việc khoa học. Người phụ nữ hiện đại cần đề cao sự tự tin; sẵn sàng nhận nhiệm vụ; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết đoán, thể hiện chính kiến bản thân; luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách và sẵn sàng tham gia các hoạt động có ý nghĩa của cộng đồng. Bên cạnh đó, phụ nữ cần rèn luyện kỹ năng sống, rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vẻ đẹp hình thể và tâm hồn.

Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (năm 2017) đã xác định một trong những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới của Hội LHPN Việt Nam là cần phải “Nghiên cứu hoàn thiện chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật”. Bám sát định hướng đó và kế thừa những thành quả từ khi ra đời đến nay, Hội LHPN Việt Nam đã và đang quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện trong thời kỳ mới.

Trong thời gian tới, các phong trào thi đua và cuộc vận động của Hội LHPN Việt Nam cũng sẽ tập trung vào yếu tố sống còn của tổ chức là hội viên, phụ nữ với quan điểm lấy niềm tin, sự hài lòng của phụ nữ đối với tổ chức làm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động Hội. Chính vì vậy, các cấp Hội sẽ hướng tới việc xây dựng các phong trào, các mô hình, các câu lạc bộ phù hợp với đặc điểm, với nhu cầu, độ tuổi, nghề nghiệp... của chị em, hội viên phụ nữ ở từng địa phương, vùng miền. Tất cả các hoạt động đều hướng đến việc góp phần giảm tác động tiêu cực của các vấn đề xã hội đối với phụ nữ, cải thiện tình trạng của phụ nữ và trẻ em gái và nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội, tạo điều kiện để người phụ nữ có thể phát triển toàn diện.

Phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Thủ đô

Xin Chủ tịch cho biết đánh giá về các phong trào thi đua của Hội LHPN Hà Nội, cần phát huy điểm mạnh nào và còn có hạn chế gì để phong trào ngày càng phát triển, phát huy được tiềm năng, trí tuệ của phụ nữ trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước.

5 năm qua, Hội LHPN Thủ đô tiếp tục chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp phụ nữ Thủ đô. Phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc” tiếp tục được triển khai sâu rộng gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” và hai bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội, thực hiện các chủ đề năm công tác của Trung ương Hội và Thành phố. Số hội viên đăng ký thực hiện phong trào đạt từ 91% đến 95%, qua bình xét hàng năm có 85% đến 93% đạt chuẩn mực “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch” theo 3 tiêu chuẩn của phong trào, vượt chỉ tiêu nhiệm kỳ đặt ra.

Với văn hóa đặc thù của Thủ đô ngàn năm văn hiến tồn tại “làng trong phố, phố trong làng”, trong công cuộc đô thị hóa, hiện đại hóa nhưng vẫn không làm mất đi bản sắc của những giá trị truyền thống của “thôn quê”, của những người dân “từ làng ra đô thị”, chúng tôi đánh giá cao sự chủ động, sáng tạo của các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô trong đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tổ chức thực hiện phong trào và các cuộc vận động. Các nữ cán bộ không những thực hiện tốt chủ trương “đi tận ngõ, gõ tận nhà”, ân cần, quan tâm, chủ động tiếp cận với các đối tượng phụ nữ đặc thù, với những địa bàn xa trung tâm mà đặc biệt còn áp dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền, vận động, mang lại những lợi ích và đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời đến phụ nữ, người dân trong những giai đoạn đặc biệt như đợt dịch Covid-19 vừa qua. 

Trong thời gian tới, Hội LHPN Hà Nội cần tiếp tục coi trọng việc nghiên cứu xây dựng nội dung thi đua thiết thực, bám sát chủ trương của Đảng, nhiệm vụ chính trị của đất nước, của Thủ đô đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; đặc biệt chú trọng đến đối tượng phụ nữ di cư, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; phụ nữ trí thức và nữ doanh nhân, để kéo gần khoảng cách giữa các tầng lớp phụ nữ, đồng thời, huy động sức mạnh của các tầng lớp phụ nữ chung tay cùng giúp nhau phát triển và tiến bộ. Phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống tốt đẹp của văn hóa Thủ đô, của người Hà Nội mà trước hết là của phụ nữ Tràng An đã ghi đậm những dấu ấn của mình trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, từ đó, tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức phong trào thi đua, các cuộc vận động và công tác khen thưởng theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương và vai trò chủ thể của hội viên, phụ nữ; đẩy mạnh các hình thức thi đua ngắn hạn, các đợt thi đua đặc biệt; Chú trọng xây dựng mô hình điểm trên các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ cả bốn khâu: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.

Trân trọng cảm ơn bà!

THU HÀ (thực hiện)

 

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Hội LHPN quận Tây Hồ: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động vay vốn ngân hàng trên địa bàn

Hội LHPN quận Tây Hồ: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động vay vốn ngân hàng trên địa bàn

(PNTĐ) - Nhằm tiếp tục đưa hoạt động ủy thác cho vay để giải quyết việc làm cho hộ cận nghèo, đối tượng chính sách từ nguồn vốn vay của ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSSH) được hiệu quả, kịp thời phát hiện vấn đề cần khắc phục…  thời gian qua, Hội LHPN quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát với công tác ủy thác cho vay trên địa bàn quận.
Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

(PNTĐ) - Tối 22/4, Hội LHPN quận Đống Đa tổ chức “Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo”. Phó chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Đống Đa Nguyễn Anh Cường đến dự.