Bùi Xuân Phái và Trăm năm một tình yêu Hà Nội

Chia sẻ

100 năm ngày sinh, hơn 30 năm ngày mất hay đến mãi về sau này, mọi người vẫn luôn nhớ về Bùi Xuân Phái là một người yêu quê hương, yêu Hà Nội và là người “truyền lửa” tình yêu Hà Nội cho các thế hệ về sau qua tranh của ông...

Chân dung họa sĩ Bùi Xuân PháiChân dung họa sĩ Bùi Xuân Phái (Ảnh: Trần Chính Nghĩa)

Mùa thu năm 2020, giới mỹ thuật Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Bùi Xuân Phái. Sinh năm 1920 tại làng Kim Hoàng (nay thuộc Thủ đô Hà Nội), danh họa Bùi Xuân Phái tốt nghiệp khoa Hội họa trường Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941 - 1945. Sống ở phố cổ Hà Nội nên từng góc phố, ngõ nhỏ của 36 phố phường Thủ đô đều trong tâm trí và được ông khắc họa rõ nét trong các tác phẩm của mình. Ông được vinh danh là một trong những họa sĩ Đông Nam Á nổi tiếng nhất thế kỷ XX.

Phố cổ trong tranh của Bùi Xuân Phái không ồn ào mà lặng lẽ, u hoài, từ những mái nhà hay bức tường rêu phong loang lổ, những ngã rẽ, ngõ nhỏ trên phố hay những hoạt động mưu sinh thường nhật… Phố cổ được khắc họa dung dị và dễ nhận ra hơn bao giờ hết trong tranh của Bùi Xuân Phái, khơi gợi những ký ức bồi hồi về phố cổ xưa. Thế nên, những người mến mộ gọi tên ông là "phố Phái".

Tiếp nối một tình yêu Hà Nội, tiếp nối một tình yêu hội họa của cha mình, họa sĩ Bùi Thanh Phương vẫn mang "chất" Hà Nội vào tranh. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cha mình, họa sĩ Bùi Thanh Phương có một dự án cá nhân mang tên Phái House - Nhà của Phái, nằm trên tầng 4 ngôi nhà cổ trên phố Thuốc Bắc, cũng chính là căn nhà của cố danh họa Bùi Xuân Phái. Đây là nơi gặp gỡ của bất cứ ai yêu Hà Nội, yêu phố trong tranh Bùi Xuân Phái và yêu hội họa.

Nhắc tới "danh họa phố cổ" cũng không thể không nhắc tới Giải thưởng Bùi Xuân Phái được thành lập năm 2008 theo sáng kiến của gia đình ông nhằm tôn vinh sự nghiệp của Bùi Xuân Phái và tiếp nối tình yêu Hà Nội của ông. Qua 12 mùa giải, những gương mặt mang tính biểu tượng cho Hà Nội như Nguyễn Vinh Phúc, Tô Hoài, Phan Huy Lê, Quang Phùng, Nguyễn Thừa Hỷ... đã lần lượt được vinh danh trong Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội.

Tại mùa giải năm nay, Hội đồng giám khảo quyết định hướng tới những nhân tố trẻ hơn, nhưng có bề dày cống hiến cho Hà Nội không hề thua kém, đặc biệt, nếu xét về mức độ lan tỏa thì có thể ví với sức ảnh hưởng của biểu tượng Phố Phái - Phái Phố. Đó chính nhạc sĩ "Hà Nội phố" Phú Quang. Trong kho tàng hơn 600 bài hát của nhạc sĩ Phú Quang, đa số sáng tác viết về Hà Nội. Nhiều bài thơ được ông phổ nhạc trở thành ca khúc nổi tiếng như: Em ơi, Hà Nội phố (thơ Phan Vũ), Hà Nội ngày trở về (thơ Thanh Tùng), Im lặng đêm Hà Nội (thơ Phan Thị Ngọc Liên), Một dại khờ, một tôi (thơ Nguyễn Trọng Tạo)...

Nét đặc biệt của Giải thưởng Bùi Xuân Phái năm nay là sự hội tụ và cộng hưởng của những tấm lòng “vì tình yêu Hà Nội” rộng khắp. Có những gương mặt gần gũi, thân quen, đã trở thành biểu tượng về Hà Nội. Lại có cả những gương mặt mới mẻ, xuất hiện bất ngờ và để lại ấn tượng sâu sắc.

Gương mặt mới mẻ đó chính là giải "Tác phẩm" được trao cho tiểu thuyết Phố Nhà Thờ của tác giả Marko Nikolic (Cộng hòa Serbia) vì góc tiếp cận độc đáo đời sống Hà Nội thông qua tình yêu của một chàng trai ngoại quốc. Bên cạnh đó các giải thưởng khác cũng đều trao cho những tình yêu Hà Nội sâu sắc, luôn khát vọng đưa Hà Nội đẹp hơn, hấp dẫn hơn như “Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân” do UBND quận Hoàn Kiếm kết hợp Hội Kiến trúc sư Hà Nội triển khai; Nhóm nhân sĩ Hà Đông với việc “Dâng tặng lại sắc phong cho các làng xã ở Hà Nội” và nhiều tỉnh thành cả nước hay công trình “Thiết kế, xây dựng cột mốc Km0 tại Hồ Gươm”…

Bùi Xuân Phái, Phú Quang và những tình yêu Hà Nội trẻ trung hơn, tươi mới hơn vẫn cứ mỗi ngày được nối tiếp không ngừng, tất cả đều trăn trở giữ gìn một Hà Nội ngàn năm giàu, đẹp hơn…

NGUYÊN VŨ

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).