Hàn Quốc tài trợ 10,7 tỷ đồng giúp người dân Việt Nam vượt qua đại dịch

Chia sẻ

Hơn 27.000 trẻ em và người dân thuộc dân tộc thiểu số ở các tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Ngãi sẽ được trực tiếp tham gia vào dự án hỗ trợ phục hồi sau đại dịch. Dự án do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ và tổ chức World Vision Việt Nam triển khai.

Với ngân sách 10,7 tỷ đồng, dự án hướng đến ổn định hóa kinh tế hộ gia đình và tăng cường năng lực của địa phương trong phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Trong vòng 4 tháng, dự án sẽ được thực hiện tại 6 huyện miền núi, bao gồm Mường Chà, Tủa Chùa, Trạm Tấu, Nam Giang, Minh Long và Sơn Tây.

Tập huấn cho người dân địa phương về kỹ thuật trồng rau an toànTập huấn cho người dân địa phương về kỹ thuật trồng rau dinh dưỡng đảm bảo an toàn lương thực là một trong những hoạt động của dự án

Dự án nằm trong khuôn khổ gói viện trợ trị giá gần 18 tỷ đồng của KOICA để hỗ trợ 3 quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông là Campuchia, Myanmar và Việt Nam vượt qua những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Theo kết quả khảo sát 6.856 người dân trên địa bàn hoạt động của tổ chức tại 14 tỉnh, thành phố vào tháng 6/2020 do World Vision Việt Nam thực hiện, rất nhiều hộ gia đình khó khăn đã lâm vào tình cảnh thiếu thốn hơn do mất việc làm. Cụ thể, 91% số hộ được khảo sát cho biết họ không có đủ thực phẩm để ăn hàng ngày, 66% chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về sinh kế, 80% không thể xoay sở đủ tiền trả nợ.

“COVID-19 không chỉ là nguyên nhân chính gây suy thoái kinh tế mà nó còn tiềm ẩn nhiều vấn đề nan giải đối với sự phát triển của các cộng đồng nghèo, gây ra những tác động tiêu cực cho trẻ em dễ bị tổn thương.

Cha mẹ và người chăm sóc trẻ đang gặp vô số trở ngại để duy trì cuộc sống hàng ngày và chăm sóc đầy đủ cho con em mình. Đây chính là thời điểm quan trọng nhất để World Vision Việt Nam chung tay bảo vệ an sinh, sự phát triển và tương lai của trẻ em. Với dự án hợp tác lần này, chúng tôi kỳ vọng sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết nhu cầu cấp bách của 7.000 hộ gia đình trên địa bàn dự án” - bà Trần Thu Huyền, Trưởng đại diện tổ chức Wourl Vision Việt Nam cho biết.

Dự án sẽ có các hợp phần nhằm giải quyết các tình trạng mà người dân đang gặp phải. Hợp phần thứ nhất sẽ giải quyết tình trạng thiếu an ninh lương thực thông qua các gói hỗ trợ thực phẩm và các giải pháp sinh kế thay thế. Đặc biệt, những gia đình có trẻ bị suy dinh dưỡng còn được nhận thêm thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất. Hợp phần thứ hai giúp tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 thông qua việc xây, sửa hoặc nâng cấp khu rửa tay trong trường học và tại hộ gia đình, đồng thời tăng khả năng tiếp cận và dự trữ nước cho người dân địa phương.

TÚ AN

Tin cùng chuyên mục

Ba Đình tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên

Ba Đình tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên

(PNTĐ) -  Ngày 26/12, Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Ba Đình phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức Hội thi Rung chuông vàng cho học sinh 13 trường THCS trên địa bàn quận với chủ đề “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khoẻ sinh sản Vị thành niên/thanh niên”.
“Khuyến sinh” để đảm bảo chất lượng dân số

“Khuyến sinh” để đảm bảo chất lượng dân số

(PNTĐ) - Trước tình trạng mức sinh giảm sâu tại một số vùng kinh tế-xã hội trọng điểm, mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất giải pháp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp tại các vùng này. Một số địa phương cũng đã đề ra biện pháp khuyến khích phụ nữ sinh đủ 2 con để duy trì mức sinh thay thế.
Cần luật hoá khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Cần luật hoá khám sức khoẻ tiền hôn nhân

(PNTĐ) - Chủ đề của Tháng hành động quốc gia về dân số năm 2024 là “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”, trong đó, “khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp được đưa ra để ngành y tế và chính quyền các địa phương cùng chung tay thực hiện.
Phận người mang thai hộ

Phận người mang thai hộ

(PNTĐ) - Dù pháp luật quy định rất rõ về việc mang thai hộ nhưng nhiều phụ nữ vì hoàn cảnh khác nhau mà vẫn chấp nhận trở thành “món hàng” ngã giá để được thuê nuôi con người khác trong thân thể mình. Để rồi có những người đưa bản thân vào tình cảnh “dở khóc dở cười”.