Đẩy lùi bạo lực với phụ nữ và trẻ em khuyết tật

Chia sẻ

Phụ nữ, trẻ em là những đối tượng yếu thế cần được hỗ trợ, bảo vệ trước vấn nạn bạo lực, bị xâm hại. Đặc biệt với những phụ nữ khuyết tật (PNKT), nguy cơ bị xâm hại còn cao hơn do họ thiếu khả năng tự phòng vệ bởi những khiếm khuyết bản thân.

Ngày 16/10/2020, Hội Người khuyết tật Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm “Bảo vệ Phụ nữ và trẻ em khuyết tật: phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật”. Tọa đàm có sự tham gia của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hà Nội; bà Dương Thị Lý Anh, Trưởng ban Chính sách - Luật pháp, Hội LHPN Hà Nội. Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho phụ nữ và chị em gái khuyết tật, cuộc tọa đàm đã nhận được nhiều sự quan tâm khi giải đáp những thắc mắc và tháo gỡ những khó khăn mà chị em phụ nữ khuyết tật gặp phải.

Tọa đàm Bảo vệ Phụ nữ và trẻ em khuyết tật: phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tậtTọa đàm Bảo vệ phụ nữ và trẻ em khuyết tật: Phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật

Cả nước hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, trong đó khoảng 3,5 triệu phụ nữ. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) ước tính: Người khuyết tật gặp khó khăn cao gấp ba lần so với người không khuyết tật, phụ nữ khuyết tật gặp khó khăn và có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực giới cao gấp ba lần so nam giới khuyết tật. Ðây là những đối tượng phải chịu sự phân biệt đối xử "kép" vì lý do khuyết tật và lý do về giới. Do đó, họ cần được bảo vệ và hỗ trợ kịp thời nhằm bảo đảm các quyền con người cơ bản.

Tuy nhiên, thực tế các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em đang có xu hướng gia tăng những năm gần đây với tính chất ngày càng nghiêm trọng, nhất là các vụ xâm hại tình dục trẻ em gái vẫn chưa được xem xét giải quyết một cách đầy đủ, nhất là bạo lực tình dục. Nghiên cứu thực tế của Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng cho thấy, cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì có bốn người từng bị ít nhất một hình thức bạo lực tình dục. Ðộ tuổi lần đầu bị các hành vi bạo lực tình dục trung bình trong khoảng từ 24 đến 33 tuổi. Trong đó có những phụ nữ khuyết tật bị bạo lực tình dục lần đầu từ năm chín tuổi, cao nhất là hơn 50 tuổi. Nhóm khuyết tật vận động, thần kinh/tâm thần và khuyết tật trí tuệ có tỷ lệ bị quấy rối, lạm dụng và bạo lực tình dục tương đối cao, chiếm hơn 35%. Nạn nhân bị xâm hại tình dục là phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật thường rơi vào nhóm khiếm thính, khuyết tật trí tuệ. Thông thường, hậu quả với nạn nhân sẽ trở nên rất nặng nề và tạo tâm lý hoang mang, lo lắng về môi trường sống không an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật, ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sống của họ.

Bởi vậy, được tham gia vào các buổi truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng như xây dựng tài liệu tuyên truyền trên mạng xã hội dành cho phụ nữ khuyết tật; tổ chức các cuộc truyền thông, tọa đàm tại cộng đồng, trong đó đội ngũ mạng lưới nữ khuyết tật trực tiếp tuyên truyền, vận động tại cộng đồng thông qua các câu lạc bộ người khuyết tật... chính là một giải pháp hữu hiệu giúp phụ nữ và trẻ em khuyết tật có thêm kiến thức và sự tự tin vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Chị Nguyễn Như Quỳnh - Ủy viên Chi hội người điếc Hà Nội (HAD) chia sẻ: Tôi hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều người điếc có cơ hội tham gia nhiều hơn nữa vào các chương trình tập huấn, hội thảo với cùng chủ đề để cùng nâng cao nhận thức của những thành viên trong cộng đồng, gia đình và xã hội, hướng tới một môi trường an toàn, lành mạnh hơn cho phụ nữ điếc và phụ nữ là người khuyết tật.

Tại chương trình, bà Deborah Paul, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam cho biết: Năm 2020, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trên thế giới nói chung và người khuyết tật nói riêng. Với Việt Nam, Qũy Canada dành cho các sáng kiến địa phương tài trợ cũng triển khai nhiều dự án góp phần chấm dứt bạo lực tình dục và bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật thông qua hành trình: nhà vận động khuyết tật; tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi và Cuộc đua kỳ thú (ngày 11/01/2020) với chủ đề “Hành động chấm dứt bạo lực tình dục và bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật”; dự án hỗ trợ việc biên soạn và in cuốn sách “Sống như những đóa hoa” và giới thiệu về 10 người khuyết tật có nhiều đóng góp và truyền cảm hứng cho những người khuyết tật khác.

MAI CHI

 

Tin cùng chuyên mục

Nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới

Nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới

(PNTĐ) - Ở tuổi 76, bà Sheikh Hasina tiếp tục được người dân tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Bangladesh nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp và được coi là: “nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới”. Trong vai trò Thủ tướng, bà đã đưa đất nước tiến lên và đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng.
Cần nghiêm trị hành vi bạo lực trẻ em

Cần nghiêm trị hành vi bạo lực trẻ em

(PNTĐ) - Trong những ngày qua, dư luận vô cùng bức xúc khi chứng kiến câu chuyện thương tâm xảy ra với cậu bé học lớp 8 (trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội). Chỉ từ một mâu thuẫn nhỏ giữa hai học sinh lớp 8 và lớp 6 trên sân bóng rổ mà học sinh này đã bị đánh đến chấn thương sọ não nặng, tính mạng đang vô cùng nguy kịch.