Lặng người với “Mẹ - hằn sâu nỗi nhớ”

Chia sẻ

Nằm trong khuôn khổ sự kiện “Mẹ và Trái tim Người lính” diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ngày 16/10/2020, một góc triển lãm mang tên “Mẹ - hằn sâu nỗi nhớ” đã gây xúc động mạnh với những ai có mặt. Đó là những bức ảnh của nhà báo - Đại tá Trần Hồng khắc họa hình ảnh và nỗi niềm của những người Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Chân dung mẹ Thứ và 9 bát cơm khiến người xem nhói lòngChân dung mẹ Thứ và 9 bát cơm khiến người xem nhói lòng

Triển lãm ảnh về “Mẹ” của nhà báo - Đại tá Trần Hồng với tựa đề: “Mẹ - hằn sâu nỗi nhớ; Mẹ - khoảnh khắc đời thường; Mẹ - Tự hào những người Mẹ Việt Nam” với 90 bức ảnh khắc họa những khoảnh khắc đời thường của những người mẹ ở khắp mọi miền của Tổ quốc: Mẹ Việt Nam Anh hùng; Mẹ với thiên chức cao quý là người mẹ, người vợ; Mẹ với những nỗ lực không ngừng để vươn lên và đạt được những thành quả lớn lao trong đời sống đã thu hút sự quan tâm của đông đảo quan khách tới tham dự, đem đến những rung cảm đẹp đẽ, xúc động cho những ai có mặt.

Đặc biệt, góc ảnh với tựa đề: “Mẹ - hằn sâu nỗi nhớ!” đã khiến tất cả những ai dừng lại ngắm nhìn đều dâng lên niềm xúc động mãnh liệt và lặng người đi giây lâu. Những bức ảnh về những người Mẹ Việt Nam Anh hùng đem đến cho mỗi người những trăn trở, suy nghĩ, nỗi đau và lòng biết ơn sâu sắc. Đó là mẹ Nguyễn Thị Thứ (xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn, Quảng Nam) có chồng, 9 người con ruột, 1 người con rể và 2 cháu ngoại đều là liệt sĩ. Lặng nhìn mẹ ngồi bên mâm cơm vắng, chỉ thấy la liệt bát và ngay ngắn những đôi đũa, đặt giữa là một bát nhang khiến ai ngước lên cũng chết lặng trong lòng.

Tác giả Trần Hồng chia sẻ: “Mẹ vẫn ngồi như thế, lặng lẽ và kiên định, ánh mắt hằng nuôi một tia hy vọng: Tôi vẫn đợi nó về, chín thằng con ra đi chắc chắn phải có một đứa về với tôi!”.

Đó là mẹ Bùi Thị Dương Liễu ở 90 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, đằng đẵng 40 năm ánh mắt mẹ vẫn đau đáu ngóng tin con, người con trai độc nhất mặc cho tấm bằng Tổ quốc ghi công đã treo ngay ngắn trên tường và ngày giỗ hằng năm mẹ vừa thắp hương cho con vừa dõi mắt ra ngoài nghe tiếng bước chân… Mẹ Lê Thị Ngọc ở Hội Mỹ, huyện Long Đất, Bà Rịa - Vũng Tàu có chồng và ba con trai là liệt sĩ. Mẹ vui khi có bà con cô bác và đồng đội của con đến thăm nhưng sau mỗi lần như vậy mẹ lại thấy trống trải. Bởi mẹ vẫn nuôi một niềm hy vọng trong vô vọng, rằng sẽ có ai đó trong 4 người thân yêu của mẹ trở về. Mẹ Trần Thị Thảo ở thôn Châu Thủy, xã Điền Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam lại che dấu nỗi đau đớn của mình bằng cách không giống ai: mẹ rất ít khi ở nhà mà hay qua ở nhà con gái út, bởi mẹ không thể cầm lòng khi nhìn vào từng đồ vật còn lại trong ngôi nhà trống trải.

Mỗi bức ảnh là một cuộc đời, nói lên sự vĩ đại của những người mẹ Việt Nam nhưng đằng sau nó là những nỗi đau không thể khoả lấp. Đó cũng là lý do khiến nhà báo, phóng viên ảnh Trần Hồng theo đuổi không ngừng đề tài này trong suốt 50 năm tuổi nghề. Mỗi bức ảnh đều gói ghém một câu chuyện, một tâm tình quý giá được ông ghi chép cẩn thận, giúp người xem thấy rõ những mảnh đời phía sau bức ảnh.

THỤC NHI 

Tin cùng chuyên mục

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 2286/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).
Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Ngày 7/7, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số 3283/KH – BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần khơi dậy và bồi đắp niềm tin, niềm tự hào của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước...
Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ - BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).