Phát huy tiềm năng, thế mạnh của phụ nữ

Chia sẻ

Ngày 23/10, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức hội thảo Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với chủ đề: “Những vấn đề về phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới”. Đây là hội thảo đầu tiên trong số 4 hội thảo mà Trung ương Hội LHPN Việt Nam sẽ tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Phát huy tinh thần dân chủ

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khẳng định: Để chuẩn bị cho việc tham gia ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội XIII của các cấp Hội LHPN Việt Nam và hội viên phụ nữ, năm 2019, Hội LHPN Việt Nam thực hiện 1 đề tài nghiên cứu cấp bộ nhằm rà soát quan điểm của Đảng từ các nhiệm kỳ gần đây về công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Đồng thời, phát hiện các vấn đề liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới cần quan tâm định hướng giải quyết. Kết quả rà soát đã được Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam sử dụng để tham gia ý kiến trong các bước của quá trình xây dựng và lấy ý kiến Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XIII. Trong đó, một số đề xuất của Hội đã được tiếp thu, thể hiện trong dự thảo văn kiện, nhất là quan điểm về xây dựng lực lượng phụ nữ.

Đồng chí Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội LHPN VIệt Nam chủ trì Hội nghị góp ý kiến cho văn kiên Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.Đồng chí Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội LHPN VIệt Nam chủ trì Hội nghị góp ý kiến cho văn kiên Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Tháng 2 năm 2020, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã ban hành kế hoạch tổ chức đợt sinh hoạt trong các cấp Hội Phụ nữ nhằm lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp phụ nữ đóng góp vào dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đồng chí Hà Thị Nga nhấn mạnh: Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó có Hội LHPN Việt Nam trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ”…

Bảo vệ phụ nữ, trẻ em và thực hiện bình đẳng giới

GS.TS. Phùng Hữu Phú - nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương cho biết: Trên cơ sở những định hướng nêu trong dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, cần tập trung thảo luận, đề xuất ý kiến để góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các văn kiện trình đại hội; để văn kiện thật sự phản ánh, kết tinh trí tuệ, nguyện vọng của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới. Chủ đề góp ý là phát huy quyền làm chủ của phụ nữ thông qua thực hiện chức năng giám sát, phản biện của Hội LHPN Việt Nam.

Góp ý Dự thảo Văn kiện XIII, theo bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã đề xuất một số nội dung góp ý về vấn đề trẻ em cần được lồng ghép trong xây dựng chủ trương, Nghị quyết, chính sách, pháp luật, trong đó cần bổ sung đánh giá “Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm đầu tư” (ban hành Luật Trẻ em, các văn bản, chương trình đề án, giám sát của Quốc hội) vào phần đánh giá kết quả thực hiện về lĩnh vực văn hóa, xã hội, phát triển con người.

Bà Trần Thị Thanh Thanh -nguyên Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam góp ý với nội dung về: Phụ nữ Việt Nam chiếm 50,2% dân số cả nước, với khoảng 71,24% phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao hơn mức trung bình thế giới - lao động nữ đã và đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người, đề nghị thêm cụm từ “bình đẳng giới” cùng với cơ sở bảo đảm công bằng xã hội và các giá trị cơ bản khác của định hướng XHCN. Bảo đảm công bằng là đúng nhưng chưa đủ, tình hình nước ta hiện nay, phụ nữ có nhiều tiềm năng nhưng chưa được bình đẳng và tạo điều kiện. Phụ nữ Việt Nam chiếm 50,2% dân số cả nước, với khoảng 71,24% phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao hơn mức trung bình thế giới - lao động nữ đã và đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, cần đưa cụm từ “bình đẳng giới” vào định hướng phát triển trong thời gian tới.

Tại hội thảo các đại biểu cũng đề nghị mở rộng quy định về tuổi tham gia quy hoạch đề bạt, bổ nhiệm tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng giới thực sự chứ không phải mang tính cơ cấu đơn thuần… Đồng thời góp ý một số khuyến nghị về nội dung xây dựng Chiến lược phát triển gia đình và giá trị gia đình Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.

THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.
Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.