Thiện nguyện vì miền Trung

Chia sẻ

Trận lũ lịch sử vừa qua đã khiến cho miền Trung bị thiệt hại nặng nề. Phát huy tinh thần tương thân tương ái, người dân cả nước đã có những hành động thiện nguyện chia sẻ vì miền Trung.

Hàng trăm đoàn thiện nguyện của các cá nhân, tổ chức cũng như chính quyền các cấp vào cuộc hướng về miền Trung nhằm hỗ trợ người dân trong lúc khó khăn, ổn định lại đời sống sau bão lũ.

Phải nói rằng, truyền thống "tương thân tương ái", "lá lành đúm lá rách" của nhân dân ta được phát huy cao độ mỗi khi đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn. Tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh bị nước lũ bao vây, thiếu ăn, thiếu mặc, ngay lập tức cùng với chính quyền, người dân ở các tỉnh khác đã phát động nhiều chương trình, hành động vì miền Trung. Chưa bao giờ, phong trào gói, nấu bánh chưng lại lan tỏa trong cả nước nhanh đến thế. Những nồi bánh chưng ngỡ chỉ xuất hiện trong các gia đình mỗi khi Tết đến xuân về, thì nay lại được nhiều địa phương hối hả đỏ lửa thâu đêm để có bánh nhanh chóng tiếp tế cho đồng bào trong vùng lũ. Trong những xóm làng, người có gạo góp gạo, người có củi góp củi... những chiếc bánh chưng chất chứa tình người khiến ai cũng cảm động và nhân lên thêm nhiều nồi bánh chưng nghĩa tình khác.

Miền Trung oằn mình chống bão.Miền Trung oằn mình chống bão.

Gạo, mỳ tôm, nước uống, sữa, quần áo cũng được người dân chung tay ủng hộ. Nhiều ngày qua, các chuyến xe thiện nguyện vì miền Trung mang theo nghĩa tình của người dân cả nước đến với đồng bào vùng lũ. Trong khó khăn, hoạn nạn, người dân miền Trung ấm lòng trước sự chia sẻ, giúp đỡ của đồng bào và chính quyền các cấp dành cho mình.

Miền Trung vẫn còn phải đối diện với những khó khăn bởi những đe dọa từ thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, các chương trình thiện nguyện vì miền Trung sẽ được người dân còn tiếp tục làm với tình cảm chân thành. Nhưng, công việc thiện nguyện này cần được làm với kế hoạch dài hơi, sự ứng cứu cần phù hợp với thời điểm họ cần. Bởi trong những ngày qua, bên cạnh sự ứng cứu kịp thời của các chuyến hàng thiện nguyện với người dân vùng lũ thì cũng xuất hiện những bất cập khi các nhóm, đoàn thiện nguyện đi theo hình thức tự phát.

Đã có những chuyến xe cá nhân chở hàng từ thiện bị tai nạn, xuồng ghe phát hàng từ thiện bị lật do thiếu sự bảo đảm an toàn cho bản thân, rồi các chuyến xe chở hàng vào nhiều nhưng không được chuẩn bị phương tiện để nối tiếp chuyển vào tận nơi các vùng bị ngập sâu để phát cho người dân cần. Hay, cùng nằm trong vùng lũ nhưng có điểm người dân được nhận hàng từ thiện nhiều lần từ các tổ chức, cá nhân tự phát làm, nhưng có nơi người dân bị cô lập bởi nước lũ, cần sự hỗ trợ nhất lại không được nhận... Sự bất cập này đến từ việc một vài quan điểm cho rằng phải tự mình chở hàng đi, phát tận tay người dân thì mới đảm bảo và... ý nghĩa. Do đó, họ đã không hoặc thiếu phối hợp với chính quyền địa phương để được hỗ trợ.

Việc giúp dân, hỗ trợ dân, cứu dân trong thiên tai, bão lũ luôn được Chính phủ chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương xuống địa phương. Và ở mỗi địa phương, chính quyền luôn nắm rõ địa hình, địa bàn, những nơi dân cần thứ gì trước mắt, cần thứ gì lâu dài... Nếu những chương trình thiện nguyện cá nhân có sự kết nối với chính quyền địa phương, sự thiện nguyện sẽ có hiệu quả cao hơn. Chúng ta không nên để sự nghi ngờ sự thiếu trung thực trong việc tiếp nhận hàng cứu trợ đến cho người dân của chính quyền. Bởi nếu đã có việc đó xảy ra thì sự tắc trách đó cũng chỉ số ít ở một số cán bộ không làm tròn nhiệm vụ của mình, chứ không phải chính quyền ở địa phương nào cũng như vậy, cán bộ nào cũng có "lòng tham" đó.

Những ngày qua, thực tế đã cho thấy tại vùng bị thiên tai, chính quyền các cấp đã nỗ lực để cứu trợ dân. Đã có hàng chục chiến sĩ, cán bộ hi sinh trong khi làm nhiệm vụ cứu dân và nỗi đau ấy đang còn hiển diện. Trong số những cán bộ, chiến sĩ hi sinh ấy, gia đình, người thân của họ cũng nằm trong vũng lũ, nhưng họ vẫn xung phong đi vào điểm rốn lũ để cứu giúp dân trước. Chính phủ cũng đã lập tức vào cuộc cấp kinh phí cho các tỉnh bị thiên tai lũ lụt để ổn định cuộc sống. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội cũng đã vào cuộc hướng về miền Trung với những kế hoạch cứu giúp dân ổn định cuộc sống trong mỗi giai đoạn cụ thể.

Người dân miền Trung không chỉ cần sự thiện nguyện tức thời mà còn cần sự hỗ trợ mang tính chất lâu dài hơn. Vì thế, thiện nguyện vì miền Trung cần sự phối hợp sức mạnh từ mỗi người dân, tổ chức cá nhân với sức mạnh từ nhà nước. Đây không chỉ là chiến lược mà còn là bài học kinh nghiệm của chúng ta đúc rút trong quá trình đấu tranh dành độc lập dân tộc.

HẠ THI

Tin cùng chuyên mục

Bà Văn Thúy Hoa tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

Bà Văn Thúy Hoa tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

(PNTĐ) - Với tinh thần “đoàn kết - dân chủ - trách nhiệm - sáng tạo - phát triển”, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024-2029 đã hiệp thương dân chủ, cử ra Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm khóa III gồm 55 đại biểu. Bà Văn Thúy Hoa tái đắc cử chức danh Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm khóa III.
Hội LHPN Hà Nội đề nghị xử lý nghiêm đối tượng xâm hại khiến bé gái 12 tuổi mang thai

Hội LHPN Hà Nội đề nghị xử lý nghiêm đối tượng xâm hại khiến bé gái 12 tuổi mang thai

(PNTĐ) - Liên quan đến vụ việc bé gái N.T.N.L, 12 tuổi (trú tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) mang thai 38 tuần, nghi bị hàng xóm xâm hại, Hội LHPN TP Hà Nội cho biết đã nắm được thông tin vụ việc, đồng thời có công văn gửi các cơ quan chức năng huyện Thanh Trì đề nghị điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.