Phòng ngừa trẻ vị thành niên phạm tội

Chia sẻ

Hiện tượng người trẻ tuổi phạm tội tăng lên bất thường trong thời gian gần đây với tính chất nguy hiểm, mức độ manh động. Nhiều trẻ vị thành niên mắc trọng tội như giết người, cướp của, vận chuyển ma túy… đã dấy lên hồi chuông báo động trong quản lý, giáo dục trẻ ngay từ gia đình.

Sau khi va chạm giao thông, Nguyễn Mỹ Anh, 17 tuổi còn đe đọa đánh đập, phá tài sản người đi đườngSau khi va chạm giao thông, Nguyễn Mỹ Anh, 17 tuổi còn đe đọa đánh đập, phá tài sản người đi đường (Ảnh: Int)

Tội phạm ngày càng manh động và trẻ hoá

Sáng 26/9, Công an quận Thanh Xuân, TP Hà Nội cho biết đang tạm giữ hình sự nam sinh Nguyễn Mỹ Anh (SN 2003, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) để điều tra về hành vi Gây rối trật tự công cộng. Theo đó, ngày 24/9, ở đường Trường Chính xảy ra va chạm giao thông giữa xe máy của chị N đang mang bầu (trú tại quận Đống Đa) và xe máy của 2 thanh niên, khiến chị N ngã ra đường.

Sau khi xảy ra tai nạn, nhóm thanh niên này bỏ đi thì bị một số người dân chứng kiến sự việc chặn lại, yêu cầu chờ người thân của chị N đến giải quyết. Tuy nhiên, một thanh niên trong nhóm đã dùng gậy sắt đe dọa người đi đường, đập vỡ xe của một người dân...

Ngày 21/9, Công an huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Nguyễn Anh Tuấn (17 tuổi, trú thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương) để làm rõ tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo tài liệu điều tra, khoảng tháng 7/2020, Tuấn kết bạn và làm quen với bé gái V.T.T (12 tuổi, trú huyện Tam Dương) qua Facebook. Sau 2 giờ tán tỉnh, bé T. đã nhận lời yêu và gửi cho Tuấn 4 tấm ảnh khỏa thân của mình.

Có được tấm hình khỏa thân của bé gái, Tuấn đã 3 lần ép “người yêu nhí” đến nhà để quan hệ tình dục, đồng thời yêu cầu bé T đưa điện thoại và tiền để Tuấn tiêu xài. Sự việc vỡ lở khi bé T đã kể lại cho gia đình.

Bên cạnh những vụ trộm cắp, cướp của, thành lập băng nhóm nhí, hiếp dâm... nhiều hung thủ nhỏ tuổi còn có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như giết người... Tình trạng tội phạm ngày một trẻ, phức tạp đang gia tăng ở mức báo động cùng tính chất hung bạo của nó đang thực sự là một hồi chuông báo động cho toàn xã hội.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, trung bình mỗi năm có ít nhất 13.000 người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật. Đa số người dưới 18 tuổi vi phạm hành chính, chiếm gần 63%. Trong số đó, có khoảng 96% người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật là nam và vi phạm lần đầu.

Phát huy vai trò giáo dục từ gia đình

Lý giải về hành vi phạm tội vị thành niên ngày càng gia tăng, GS.TS Đặng Cảnh Khánh, Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, giáo dục của nhà trường, môi trường sống đến chính bản thân người phạm tội. Các em thiếu tu dưỡng, ham chơi, thích hưởng thụ, đua đòi thói hư tật xấu… Các em nam thường thích thể hiện, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, thích khám phá và tò mò trong khi nhận thức còn chưa đầy đủ nên đối tượng này vi phạm pháp nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra, giáo dục từ gia đình, nhà trường và sự tác động của mạng xã hội cũng khiến các em có hành vi lệch chuẩn.

Gia đình là nền móng đầu tiên để hình thành và phát triển nhân cách con người. Do đó, những ảnh hưởng tiêu cực từ phía gia đình như thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống hay có những hành vi đánh, cãi, chửi nhau; gia đình không hòa thuận, không tôn trọng lẫn nhau hoặc trong gia đình có thành viên sống buông thả, sa đọa, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp… trái với chuẩn mực xã hội sẽ là điều kiện, mảnh đất để nảy nở ở các em những tư tưởng bi quan, tiêu cực, dẫn đến hành vi sai lệch, phạm tội.

Một yếu tố khác là tâm lý của các em ở tuổi vị thành niên cũng là một nguyên nhân quan trọng, bởi ở độ tuổi này các em còn non nớt về nhận thức nên dễ bị tác động, lôi kéo. Do đó, khi không được gia đình, nhà trường quan tâm giáo dục, dạy dỗ sẽ dẫn tới sa ngã và lầm lỗi. “Mạng xã hội thời gian gần đây thường xuyên xuất hiện những hình ảnh giang hồ mạng mà nhiều trẻ vị thành niên coi đó như thần tượng để học theo, làm theo. Thế nên, bên cạnh những trẻ phạm tội do gia đình bất hảo, không được chăm sóc, dạy dỗ thì thời gian gần đây còn xuất hiện nhiều trẻ vị thành niên vi phạm chỉ để thể hiện “đẳng cấp” của mình. Đây là hành vi và nhận thức lệch lạc, sai lầm cần chấn chỉnh” – GS Đặng Cảnh Khanh cho biết.

Theo GS Khanh, bên cạnh các giải pháp về xã hội, giáo dục gia đình rất quan trọng để giúp các em định hướng đúng đắn, tránh được nguy cơ phạm phải những hành vi sai lệch trong cuộc sống hằng ngày. “Cha mẹ bỏ tiền, phó mặc con cho các ôsin, trăm sự nhờ nhà trường và thả nổi cho đường phố. Chính vì thế, tâm lý, tình cảm, hành vi của con phát triển theo chiều hướng nào, cha mẹ cũng không biết thì làm sao ngăn chặn được tội phạm?

QUỲNH AN 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.