Quyền của phụ nữ đang bị “tấn công”

Chia sẻ

Các nhà lãnh đạo và Bộ trưởng của hơn 100 quốc gia đều phải thừa nhận rằng, sau 25 năm kể từ khi thông qua Tiến trình bình đẳng cho phụ nữ, không một quốc gia nào hoàn toàn đạt được mục tiêu đó.

25 năm sau Hội nghị Phụ nữ của LHQ, chặng đường bình đẳng giới vẫn còn phía trước.25 năm sau Hội nghị Phụ nữ của LHQ, chặng đường bình đẳng giới vẫn còn phía trước.

Thậm chí, nhiều nhà lãnh đạo còn cảnh báo những tiến bộ này thay vì được phát triển thì giờ đây nó đang bị thụt lùi. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói thẳng rằng: “Quyền của phụ nữ đang bị tấn công”.

Phát biểu tại cuộc họp cấp cao kỷ niệm Hội nghị Phụ nữ Liên Hợp Quốc năm 1995 tại Bắc Kinh, Tổng thống Pháp EmmanuelMacron cho biết, không có gì là “kỳ lạ” khi bản kế hoạch dài 150 trang nhằm thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới đã được 189 quốc gia thông qua tại Bắc Kinh, Trung Quốc 25 năm trước, giờ đây “sẽ không có cơ hội được thông qua một lần nữa” trong năm 2020.

Tuyên bố Bắc Kinh kêu gọi hành động mạnh mẽ trong 12 lĩnh vực dành cho phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm chống đói nghèo và bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo tất cả trẻ em gái đều được học hành và phụ nữ được đưa vào các cấp cao nhất của doanh nghiệp và Chính phủ, cũng như vào các bàn đàm phán xây dựng hòa bình. Tuyên bố này cũng cho biết rằng, lần đầu tiên, trong một tài liệu của Liên Hợp Quốc, quyền con người của phụ nữ bao gồm quyền kiểm soát và quyết định “về các vấn đề liên quan đến tình dục của họ, bao gồm cả sức khỏe tình dục và sinh sản, không bị phân biệt đối xử, ép buộc và bạo lực”.

Thế nhưng những tiến bộ này hiện đang dần bị “cắt xén”, bắt đầu từ việc phụ nữ có quyền tự do kiểm soát cơ thể của mình và đặc biệt là quyền phá thai. Tổng thống Macron đã trích dẫn sự bất bình đẳng tiếp tục xảy ra trong quyền được đi học, sự trả lương, các công việc trong gia đình và chính trị.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho rằng, bất bình đẳng giới là do “sự phân biệt đối xử trong nhiều thế kỷ, chế độ phụ hệ cùng các quan điểm sai trái”. Trong một xã hội ngày càng bị chia rẽ nhiều hơn, sự bảo thủ gia tăng và nhiều xã hội vẫn còn do nam giới thống trị.

Thủ tướng Fiji Voreqe Bainimarama gọi đây là “một minh chứng đáng buồn cho tình trạng con người”, rằng thế giới vẫn đang đấu tranh để đạt được quyền của phụ nữ và trẻ em gái được sống không bị bạo lực, được đến trường, tham gia đầy đủ vào việc ra quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và được trả lương ngang nhau cho công việc có giá trị như nhau.

Giám đốc điều hành Phụ nữ Liên Hợp Quốc, bà Phumzile Mlambo-Ngcuka cho biết, đã có 131 quốc gia đã ban hành luật thúc đẩy bình đẳng giới trong vòng 10 năm qua và thực hiện truy tố tội phạm liên quan đến giới trong các cuộc xung đột, nỗ lực hành động nhằm tăng tỷ lệ trẻ em gái được đi học và những tiến bộ về sức khỏe bà mẹ.

Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh "sự thụt lùi" đáng kể đã diễn ra đối với quyền sinh sản và các vấn đề khác ở các nước phát triển, bao gồm cả Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. “Ở châu Phi và châu Á, có những Chính phủ dường như không cảm nhận được tầm quan trọng trong việc phải tiến tới bình đẳng giới”, bà cảnh báo.

Tổng thư ký Guterres cho biết đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề nhất đối với phụ nữ và trẻ em gái, ông cũng đồng thời ra cảnh báo: “Trừ khi chúng ta hành động ngay bây giờ, nếu không, Covid-19 có thể sẽ quét sạch một thế hệ tiến bộ hướng tới bình đẳng giới”.

Bà Sigrid Kaag, Bộ trưởng Thương mại nước ngoài của Hà Lan, cho biết tác động không cân xứng của đại dịch đối với phụ nữ và trẻ em gái “góp phần tạo ra một lực đẩy ngày càng gia tăng chống lại quyền của phụ nữ và trẻ em gái cũng như bình đẳng giới trên toàn thế giới”. Bà nói: “Ngày càng có nhiều bạo lực trên cơ sở giới. Ngày càng nhiều phụ nữ và trẻ em gái mất kế sinh nhai, và trẻ em gái buồn bã vì không được đi học trở lại”.

Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói về việc bà thuộc nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo thế giới là phụ nữ và nhắc lại nữ Thủ tướng đầu tiên của Anh, Margaret Thatcher, đã nói cách đây 26 năm khi bà còn là bộ trưởng giáo dục và khoa học rằng: "Ở thời của tôi, sẽ không có một phụ nữ nào có thể được trở thành Thủ tướng”.

Nhìn lại hội nghị Bắc Kinh, bà Merkel cho biết cương lĩnh và tuyên bố của họ vẫn là “nền tảng quan trọng cho việc thực hiện các quyền của phụ nữ trên toàn thế giới” và 25 năm sau cương lĩnh này: “Quyền bình đẳng cần phải tiếp tục được trao cho phụ nữ”.“Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài ở phía trước”, bà nói và nhấn mạnh rằng bình đẳng là một câu hỏi mà phụ nữ và nam giới chỉ có thể cùng nhau giải quyết và chỉ thành công “nếu xã hội, doanh nghiệp và Chính phủ cùng đi theo một hướng”.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.