Mặt trăng chứa nhiều nước hơn bao giờ hết

Chia sẻ

Các nhà khoa học mới tìm ra bằng chứng chứng minh không chỉ ở vùng tối của Mặt Trăng mới có thể chứa nước được đóng băng. Lần đầu tiên, sự hiện diện của nước trên bề mặt của Mặt Trăng đã được xác nhận ở cả vùng sáng.

Đây được cho là tin tốt cho các phi hành gia tại các căn cứ trên Mặt Trăng trong tương lai, khi họ có thể khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này để uống và thậm chí để làm nhiên liệu cho tên lửa.

Trong khi các quan sát trước đây mới chỉ chỉ ra là có hàng triệu tấn băng nằm trong các miệng núi lửa bị che khuất vĩnh viễn ở các cực của Mặt Trăng thì nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Astronomy đã đưa sự sẵn có của nước bề mặt Mặt trăng lên một tầm cao mới.

Theo báo cáo của một nhóm nghiên cứu tại Đại học Paul Hayne Colorado, có khoảng hơn 40.000 km vuông địa hình Mặt Trăng có khả năng có nước tồn tại dưới dạng băng. Diện tích băng này nhiều hơn 20% so với các ước tính trước đây.

Sự hiện diện của nước ở vùng sáng, nơi có ánh nắng Mặt Trời đã được đề xuất trước đây, nhưng không được thừa nhận. Trưởng nhóm nghiên cứu Casey Honniball, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Goddard của NASA ở Maryland, cho biết các phân tử nằm cách xa nhau đến mức chúng không thể tồn tại ở dạng lỏng hay rắn.

Mặt Trăng chứa nước có thể giúp các phi hành gia định cư lâu dài hơn trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất này.Mặt Trăng chứa nước có thể giúp các phi hành gia định cư lâu dài hơn trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất này.

Giám đốc vật lý thiên văn của NASA, Paul Hertz, cho biết còn quá sớm để biết liệu nước này (loại nước dưới dạng băng được tìm thấy trong và xung quanh miệng núi lửa Clavius ở bán cầu Nam của Mặt Trăng) có thể tiếp cận được hay không. Ở đó bề mặt có thể sẽ cứng hơn, do đó nguy cơ làm hỏng bánh xe và mũi khoan thăm dò sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, những phát hiện mới nhất này đã mở ra thêm nhiều nhiều điểm có thể hạ cánh cho cả rô bốt lẫn phi hành gia.

Hiện tại, NASA cho biết họ vẫn đặt mục tiêu đưa các phi hành gia đến cực Nam của Mặt Trăng, đặc biệt là nơi có nhiều nước đóng băng. Thời hạn cuối cùng theo yêu cầu từ Nhà Trắng là năm 2024.

Đối với các khu vực bị che khuất được cho là chứa đầy nước đóng băng gần các cực Bắc và Nam của Mặt Trăng, nhiệt độ hạ thấp đến mức chúng có thể giữ nước trong hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ năm. Những cái gọi là bẫy lạnh này có nhiệt độ có thể xuống tới âm 261 độ F (âm 163 độ C).

Các nhà khoa học tin rằng tất cả lượng nước trên Mặt Trăng đều đến từ sao chổi, các tiểu hành tinh, bụi liên hành tinh, gió mặt trời hoặc thậm chí là các vụ phun trào núi lửa Mặt Trăng.

NASA có kế hoạch phóng một tàu thám hiểm tìm kiếm mặt nước tên là Viper lên cực Nam của mặt trăng vào cuối năm 2022. Các phi hành gia sẽ thực hiện một loạt các nhiệm vụ nhằm thiết lập các căn cứ lâu dài. NASA muốn chương trình hạ cánh lên mặt trăng Artemis mới của họ phải bền vững, không giống như chương trình Apollo cách đây nửa thế kỷ.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục