Trách nhiệm cha dượng đối với con riêng

Chia sẻ

Tôi ly hôn khi con gái được 8 tuổi. 3 năm sau tôi kết hôn với người khác. Lúc chưa có con chung, chồng tôi rất quan tâm đến con riêng của tôi.

Câu hỏi:

Tôi ly hôn khi con gái được 8 tuổi. 3 năm sau tôi kết hôn với người khác. Lúc chưa có con chung, chồng tôi rất quan tâm đến con riêng của tôi. Tuy nhiên, sau khi có con chung thì chồng tôi không quan tâm đến con riêng và thường mắng chửi, hắt hủi con riêng của tôi thậm tệ. Chồng tôi cho rằng mình không có nghĩa vụ gì với con riêng của tôi cả. Tôi xin hỏi Báo PNTĐ, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Trường hợp chồng tôi mắng chửi, hắt hủi con riêng tôi sẽ bị xử lý thế nào? Tôi xin cám ơn!

Nguyễn Thị Phượng (Thanh Trì – Hà Nội)

Bé Henry, con riêng của ca sĩ Thu Thủy yêu mến cha dượng (Ảnh minh hoạ).Bé Henry, con riêng của ca sĩ Thu Thủy yêu mến cha dượng (Ảnh minh hoạ).

Trả lời

Theo Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng như sau:

1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 69, 71 và 72 của Luật này.

Tại khoản 1, 2, 4 Điều 69, khoản 1 Điều 71 và Điều 72 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định về quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng như sau:

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng:

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con:

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

Như vậy, con riêng của bạn sống cùng với vợ chồng bạn nên phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa “cha dượng và con riêng”. Do đó, chồng bạn là cha dượng của con bạn sẽ có các quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bạn theo các quy định trên. Trường hợp chồng bạn có hành vi đánh mắng, chửi bới con riêng của bạn thậm tệ là hành vi vi phạm pháp luật.

Khoản 1, Điều 20, Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Tại Khoản 1, Điều 8, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Như vậy, chồng bạn với tư cách là cha dượng có hành vi đánh mắng, chửi bới con riêng của bạn thậm tệ là hành vi vi phạm quy định trên của pháp luật. Vì vậy, chồng bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định dưới đây:

Theo Khoản 1, Điều 51, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết.

Theo Điều 155 Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội làm nhục người khác thì:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 2 năm:

a) Phạm tội 2 lần trở lên;

b) Đối với 2 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Bạn nên phân tích để chồng bạn hiểu quy định của pháp luật, đồng thời để anh ấy thấy được là vợ chồng đã chung sống với nhau thì con nào cũng là con chung, và có trách nhiệm như là cha ruột đối với con riêng của bạn để củng cố, gìn giữ hạnh phúc gia đình.

BÁO PNTĐ

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.