Số ca mắc COVID-19 mới ở Châu Âu đã vượt Mỹ trong tháng 10

Chia sẻ

Tính đến 16h30 ngày 29/10/2020, thế giới ghi nhận 44.774.635 ca mắc và 1.179.232 trường hợp tử vong do COVID-19 tại 218 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 503.405 ca mắc và 7.216 ca tử vong chỉ sau 24 giờ.

Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục là 32.727.721 và còn 10.867.982 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 81.279 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch.

Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 233.130 trường hợp tử vong trong tổng số 9.120.751 ca nhiễm, số ca nhiễm mới mỗi ngày cũng gia tăng ở hầu hết bang và số người chết trung bình mỗi ngày trên toàn nước Mỹ đã tăng 10% trong hai tuần qua. Tiếp theo là Ấn Độ hiện ghi nhận 8.040.203 ca nhiễm và 120.563 trường hợp tử vong. Quốc gia đứng thứ ba thế giới về số trường hợp mắc là Brazil với 5.469.755 ca nhiễm, 158.468 trường hợp tử vong.

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVNẢnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Châu Âu hiện đang là tâm dịch của COVID-19 với tốc độ lây lan nhanh khó kiểm soát. Số ca bệnh mới trong 24 giờ được xác nhận ở châu Âu đã vượt qua số ca nhiễm mới theo ngày tại Mỹ trong tháng 10. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết số ca tử vong hằng ngày ở châu Âu tăng gần 40% trong tuần này so với tuần trước.

Trong đó các nước Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan và Nga có số tử vong cao nhất. Pháp công bố lệnh đóng cửa toàn quốc lần 2 sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 30/10, kéo dài một tháng và Đức áp đặt các biện pháp hạn chế mới có hiệu lực từ 2/11, kéo dài đến hết tháng sau, người dân được yêu cầu tránh tất cả việc đi lại không cần thiết.

Tình hình thêm căng thẳng khi các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết vaccine COVID-19 (nếu có) sẽ chỉ đủ tiêm chủng cho một phần dân số trong khu vực trước năm 2022. Các quốc gia Châu Âu đã nới lỏng kiểm soát, mở cửa biên giới cho 15 nước ngoài khối, trong đó có bốn nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan từ tháng 7/2020, tuy nhiên, ngay sau đó 1 tháng, các quốc gia này đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 2.

Tại khu vực Châu Á, đứng thứ 2 sau Ấn Độ về số trường hợp mắc là Iran với 588.648 ca mắc, 33.714 trường hợp tử vong, tiếp theo là Iraq ghi nhận 463.951 trường hợp mắc với 10.770 trường hợp tử vong.

Ngoài ra, Trung Quốc bùng phát ổ dịch COVID-19 lớn nhất trong 4 tháng, ngày 25/10 quốc gia này đã phát hiện 137 trường hợp nhiễm mới virus SARS-CoV-2 không triệu chứng tại Kashgar thuộc vùng Tây Bắc Tân Cương.

Một số quốc gia như Nhật Bản, Hồng Kông và Úc đã nới lỏng kiểm soát, mở cửa lại các hoạt động thương mại từ tháng 6/2020, tuy nhiên, ngay sau đó 1 tháng, các quốc gia này đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 2.

Ở Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 400.483 trường hợp mắc (13.612 trường hợp tử vong), hiện quốc gia này đã gia hạn các hoạt động công cộng quy mô lớn tại nhiều thành phố lớn đến ngày 25/11. Tiếp theo là Philippines với tổng số 375.180 ca nhiễm (7.114 trường hợp tử vong).

Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 28 ca tử vong và 57.987 trường hợp nhiễm, quốc gia này đang có kế hoạch áp dụng xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 tại các lễ cưới và các hội nghị doanh nghiệp nhằm nỗ lực nhanh chóng mở cửa trở lại nền kinh tế.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.
Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

(PNTĐ) - Dù mới bước vào đầu hè, nhưng chỉ trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Đuối nước ở trẻ em thường là hậu quả do sự hiếu động của trẻ nhỏ, sự bất cẩn của người lớn khi trông trẻ và hệ thống sông ngòi, ao hồ, bể bơi... chưa đảm bảo điều kiện an toàn.