Con đừng bỏ cuộc nhé!

Chia sẻ

Con mới nhập học đại học được ít lâu thì quê nhà ngập trong thiên tai. Bão lũ đợt này chưa qua, đợt khác đã tới. Khi vẫn còn liên lạc được với con, cha mẹ dặn: “Cứ yên tâm ở ngoài đó học hành, ở nhà cha mẹ lo được”.

Nhà mình còn lại những gì trong biển nước mênh mông?Nhà mình còn lại những gì trong biển nước mênh mông? (Ảnh: minh họa)

Nhưng rồi chữ “yên tâm” ấy chẳng thể khiến con vững dạ khi liên tục theo dõi quê nhà đang ngập chìm trong biển nước. Cha mẹ và các em bình an di tản nhưng nhà mình còn lại những gì trong biển nước mênh mông kia thì chẳng ai biết được. Lòng con thắt lại mỗi khi theo dõi tin tức bão lũ miền Trung.

Nước rút, mọi thứ còn lại càng khiến nỗi thương tâm dài rộng hơn. Cha mẹ tất bật dọn dẹp, tiếng em út thút thít qua điện thoại “sách vở của em trôi hết rồi, quần áo nhuộm bùn luôn chị ạ…”. “Cha mẹ cho con nghỉ học về phụ dọn dẹp đỡ…”, con rụt rè đề nghị. “Con đừng bỏ cuộc nhé, khó khăn mình khắc phục, cha mẹ lo được” - tiếng cha dặn dò lẫn động viên, bên cạnh tiếng thở dài cố nén của mẹ.

Nhà mình không khá giả, cha mẹ quanh năm tảo tần, xoay đủ nghề, làm đủ việc để nuôi các con ăn học. Cha bảo đời cha mẹ chẳng thể học hành để cuộc sống khấm khá, thành đạt như người ta nên sẽ cố gắng để đời các con thay đổi. Ngày biết tin con đỗ đại học, cha mẹ cười mà nước mắt cứ trào ra. Cha nói là nước mắt của sự vui mừng, nhưng con biết rồi đây lưng cha, vai mẹ sẽ oằn thêm gánh nặng. Con ra Thủ đô học, cha bán một con trâu, mẹ xuất hai lứa lợn. Tương lai của con là hoài bão của cha mẹ, một hoài bão về cuộc sống của con cái thoát đói nghèo, tiến bộ.

Miền Trung những ngày này cha mẹ đêm trắng không ngủ, và ở Thủ đô giấc ngủ của con chập chờn trong tiếng nấc. Thương cha, thương mẹ, thương quê nhà tang thương sau bão lũ. Nhà mình cùng làng xóm đang nhọc nhằn đứng dậy sau mất mát đau thương. Và giấc mơ trên giảng đường của con cũng dập dềnh theo nước lũ lên rồi rút.

“Con đừng về, đừng bỏ cuộc…”- tiếng cha nửa ấm ấp nửa như có chút “cầu xin” mỗi lần gọi điện cho con. Thời công nghệ, cha chẳng thể giấu giếm được những hình ảnh tang thương sau bão lũ ở quê nhà đang hàng ngày được cập nhật trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin khác. Cha biết con đang phập phồng lo sợ, làm sao con yên lòng học tiếp khi cha mẹ, quê nhà không biết gượng dậy như thế nào bởi nước lũ cuốn trôi đi mọi thứ. Và, cha lo con sẽ bỏ cuộc trước những khó khăn đang hiển diện kia.

“Con sẽ không bỏ cuộc đâu cha…”- con hứa với cha mẹ và cũng tự hứa với bản thân mình. Bởi ở đây, con đang cảm nhận được tình yêu thương, sự chia sẻ của mọi người dành cho những người dân miền Trung quê mình. Ở đâu, con cũng bắt gặp lời hiệu triệu từ trái tim hướng về những miền quê đang gượng dậy nhọc nhằn trong bão lũ. Hàng ngày, bước chân con tới giảng đường đại học dẫu nhọc nhằn, dẫu gian khó, nhưng con sẽ không lùi bước. Bởi sau lưng con là cha, là mẹ và là cả miền Trung đang gửi gắm, đặt trọn niềm tin vào thế hệ các con.

KHÁNH AN

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.