Trẻ nổi loạn vì stress trong giai đoạn dậy thì

Chia sẻ

Chuyên gia tâm lý cho rằng trẻ có hành vi chống đối, cãi lời bố mẹ, không chịu học hành, dọa tự tử, bỏ nhà, nói dối, lấy tiền của bố mẹ, thu mình lại, nhút nhát, không nói chuyện, không giao tiếp... là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị stress trong giai đoạn dậy thì.

Dậy thì là lứa tuổi có những thay đổi về tâm sinh lý dễ tổn thương nên cần sự quan tâm nhiều hơn của gia đìnhDậy thì là lứa tuổi có những thay đổi về tâm sinh lý dễ tổn thương nên cần sự quan tâm nhiều hơn của gia đình (Ảnh: minh họa)

Một bé 5 tuổi được bố mẹ đưa đến phòng khám xin tư vấn vì ngày càng bướng bỉnh, ngày càng không sợ đòn phạt. Khi bố mẹ cầm roi, con đứng im, trừng mắt thách thức. Một bạn khác 17 tuổi học giỏi, bố mẹ không chê trách điều gì, nhưng con không muốn nói chuyện với bố mẹ, làm xong việc là vào phòng riêng, thoái thác nói chuyện với mọi người.

Đây là 2 trong số rất nhiều trường hợp mà Th.S.BS, chuyên gia trị liệu tâm lý Phạm Bích Hà, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) từng tư vấn. Bà cho rằng: Có rất nhiều dấu hiệu để thấy trẻ - nhất là các em trong giai đoạn dậy thì đang bị stress, cảm thấy không thoải mái, không an toàn. Ví dụ như: Con không chịu làm theo những gì bố mẹ bảo, ì ra, cãi lại, không chịu học bài hoặc cứ phải nhắc nhở mới học, hay cáu giận, quát tháo, ganh tỵ không nhường nhịn, bừa bãi, cẩu thả, không thích nói chuyện với bố mẹ, hoặc nói dối…

Thống kê gần đây tại phòng khám của BS Hà cho thấy: Tỉ lệ trẻ đến tư vấn nhiều nhất là lứa tuổi 6-18, chiếm 75% các bệnh nhân thăm khám. Hơn 90% các ca đến khám gặp các vấn đề con bị bùng nổ cảm xúc, bức xúc, stress… 10% còn lại là trẻ thực sự có vấn đề bệnh lý như chứng tự kỉ, rối loạn về nhận thức, trí tuệ, hoặc có vấn đề về nghe hiểu, đọc hiểu, nhưng ở thể nhẹ gia đình không nhận thấy. Do không hiểu các vấn đề của con, nên bố mẹ dạy con và ứng xử với con như trẻ không có bệnh, gây áp lực rất lớn cho con và làm cho tình trạng của con ngày càng nặng.

“Nhiều bố mẹ đến gặp tôi cứ cho là con không chịu nghe, không chịu làm… nhưng thực tế là đứa bé không hiểu và không biết phải làm thế nào. Vậy nên, trong khi bố mẹ cho rằng con trẻ ngày càng nổi loạn, không chịu nghe lời thì các con cũng đang chịu rất nhiều áp lực tinh thần, và một trong số đó là sự không thấu hiểu của bố mẹ”, BS Hà phân tích.

Tuổi dậy thì là lứa tuổi chịu nhiều biến đổi về hình thể, tâm lý, sinh lý phức tạp nhất. Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thường gặp hơn hẳn so với các lứa tuổi khác của đời người. Nếu không được giải tỏa và định hướng, các em sẽ càng dễ bị sốc và hoang mang hơn. Về lâu dài sẽ ngày càng đè nặng lên tâm lý, có thể mắc các hội chứng tâm lý tuổi dậy thì như rối loạn về hành vi, rối loạn cảm xúc và rối loạn tâm thần.

Chỉ ra những nguy cơ ngoài xã hội, BS Hà cho rằng nếu rời khỏi vòng tay cha mẹ, mái ấm gia đình ở tuổi này, trẻ rất dễ bị lạm dụng và lợi dụng, nam thì dễ bị sa ngã vào những tệ nạn như nghiện hút, trộm cắp... nữ thì dễ bị đưa vào những dịch vụ nhạy cảm, bị xâm hại, từ đó phát triển tâm sinh lý và nhận thức lệch lạc. Có trường hợp trẻ nghĩ quẩn tự hủy hoại bản thân, nặng hơn là tự tử.

Tuy nhiên, theo BS Hà, không nên đổ hết lỗi cho tuổi dậy thì. Điều cần được quan tâm và hoàn thiện là cách dạy dỗ và bảo ban của bố mẹ cho phù hợp với sự phát triển về cơ thể của con. “Những dấu hiệu tiêu cực của con rất phổ biến, và hầu hết các bố mẹ đều nhìn thấy, nhưng đáng tiếc là bố mẹ lại nhìn nhận các dấu hiệu của con dưới cái nhìn tiêu cực. Sự không thấu hiểu, không cảm thông với những suy nghĩ, cảm xúc của con trẻ, không nhận thấy là con đang rất bị stress đã khiến con cảm thấy bị áp đặt, lo lắng, hoang mang. Cha mẹ càng mắng mà không tìm hiểu vì sao con nói, con làm, con có thái độ như vậy thì sẽ làm cho tình trạng stress của con ngày càng tồi tệ thêm, có thể dẫn đến những hậu quả rất xấu cho sức khỏe của con sau này”.

Muốn con không bị áp lực, stress, không chống đối, hoặc không muốn con thu mình lại, bản thân cha mẹ cũng cần phải thay đổi. Không nên áp đặt mong muốn của mình vào con và bắt con làm theo ý mình. Hãy cố gắng hiểu suy nghĩ, cảm xúc của con để có lời nói, hướng dẫn cho phù hợp và hiệu quả - BS Hà khuyên.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.